PHẦN I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI VÀ HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG SỰ KIỆN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI Ngày 3 đến 7-2- 1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tại Hương Cảng) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt. Ngày 24-2-1930 Đông Dương cộng sản Liên đoàn hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 14 đến 31-10-1930 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam họp lần thứ 1 tại Hương Cảng (Trung Quốc) thông qua Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng, Điều lệ các tổ chức quần chúng, cử ra BCH gồm 6 ủy viên do đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư và đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương. Ngày 20 đến 26-3-1931 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Sài Gòn dưới sự chủ tọa của Tổng bí thư Trần Phú. Cuộc họp quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản. Ngày 11-4-1931 Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một chi bộ độc lập. Ngày 14 đến 26-6-1934 Hội nghị Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ở nước ngoài và đại biểu trong nước họp tại Ma Cao (Trung Quốc). ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ I ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ngày 27 đến 31-3-1935 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc) do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì, thông qua nghị quyết về công tác dân vận, Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương, Bầu BCH Trung ương gồm 13 người Ban Thường vụ 5 người và cử đại biểu đi dự Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. BCH Trung ương Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Tháng 4-1935 Hội nghị lần 1 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Ngày 26-7-1936 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Thượng Hải, do đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong chủ trì. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương. Đồng chí Hà Huy Tập được bầu giữ chức Tổng Bí thư của Đảng. Ngày 26-7-1936 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (mở rộng) họp tại Gia Định, đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Hội nghị đã quyết định vấn đề thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân Đông Dương, thay đổi và kiện toàn các tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng cho phù hợp với tình hình mới của cách mạng Việt Nam. Ngày 25-8 đến 4-9-1937 Hội nghị lần thứ 4 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định) nhận định Đảng đã khôi phục lại hệ thống Bắc - Trung - Nam thành một tổ chức thống nhất về chính trị và tổ chức, động viên toàn thể đảng viên đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ bằng hình thức thích hợp, tránh những hành động bạo động có thể khiêu khích quân thù khủng bố vô ích. Ngày 29 và 30-3-1938 Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định) vạch ra những nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Hội nghị thông qua nghị quyết về phòng thủ Đông Dương và vận động binh lính. Tại hội nghị này, Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 2, 7 và 8-11-1939 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương không còn phù hợp trong tình hình và nhiệm vụ mới. Ngày 6 đến 9-11-1940 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh quyền Tổng Bí thư chủ trì. Hội nghị quyết định phát triển khởi nghĩa Bắc Sơn và hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ. Ngày 10 đến 19-5-1941 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Pác Bó (Hà Quang - Cao Bằng) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, bầu BCH Trung ương do đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ngày 11 đến 19-2-1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) với 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam và ra hoạt động công khai thông qua chính cương, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng, bầu BCH Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức, 10 ủy viên dự khuyết do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Ngày 13-3-1951 Hội nghị lần 1 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) xác định tính chất trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh của cuộc kháng chiến, quyết định phương châm, nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngày 27-9 và trong tháng 10-1951 Hội nghị lần 2 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) họp tại Việt Bắc, quyết định ba nhiệm vụ lớn nhằm củng cố và phát triển sức kháng chiến của toàn dân. Ngày 22 đến 28-4-1952 Hội nghị lần 3 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) họp tại Việt Bắc, bàn về việc đẩy mạnh chiến tranh du kích, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, nâng cao sức mạnh quân đội và xây dựng Đảng. Ngày 25 đến 30-1-1953 Hội nghị lần 4 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) họp tại Việt Bắc, quyết định tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Ngày 14-11-1953 Hội nghị lần 5 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) và Hội nghị toàn quốc Đảng Lao động VIệt Nam họp tại Việt Bắc, bàn về nhiệm vụ cải cách ruộng đất và thông qua cương lĩnh ruộng đất của Đảng. Ngày 15 đến 18-7-1954 Hội nghị lần 6 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) bàn về tình hình mới nhằm phá tan âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Ngày 3 đến 12-3-1955 Hội nghị lần 7 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) họp tại thủ đô Hà Nội đề ra 5 nhiệm vụ nhằm cải cách miền Bắc và đấu tranh tiến tới thực hiện thống nhất đất nước. Ngày 13 đến 20-8-1955 Hội nghị lần 8 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) họp tại Hà Nội đề ra nhiệm vụ tập hợp mọi lực lượng nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. Ngày 19 đến 24-4-1956 Hội nghị lần 9 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) nhằm tăng cường sự lãnh đạo tập thể trong Đảng, thực hiện việc mở rộng dân chủ nội bộ, xác định vai trò quần chúng nhân dân và vai trò cá nhân trong lịch sử. Ngày 29-9-1956 Hội nghị lần 10 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) kiểm điểm công tác cải cách ruộng đất ở miền Bắc, đề ra nhiệm vụ kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, phát huy những kết quả thắng lợi đã đạt được và bàn một số vấn đề khác. Ngày 3-12-1956 Hội nghị lần 11 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) kiểm điểm công tác kế toán tài chính trong 2 năm qua và đề ra nhiệm vụ, phương hướng công tác tài chính năm 1957. Cuối tháng 3-1957 Hội nghị lần 12 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) bàn về kế hoạch nhà nước năm 1957 và xây dựng quân đội củng cố quốc phòng. Ngày 19 đến 21-2-1957 Hội nghị lần 13 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) bàn về cải tiến chế độ tiền lương. Giữa tháng 1-1958 Hội nghị lần 14 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) bàn về nhiệm vụ kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) và tổng kết cải cách ruộng đất. Ngày 5-1-1959 Hội nghị lần 15 (mở rộng) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) quyết định về nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam và vai trò, vị trí miền Bắc XHCN đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Tháng 4-1959 Hội nghị lần 16 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) bàn về hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 10- 1959 Hội nghị lần 17 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) quyết định về việc tổ chức Đại hội Đảng ở các cấp và cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc của Đảng. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Ngày 5 đến 10-9-1960 Đại hội đại biểu lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội với sự tham dự của 525 đại hiểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt hơn 50 vạn đảng viên. Đại hội tiến hành kiểm điểm công tác từ Đại hội II, đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đại hội nhấn mạnh hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giành hòa bình thống nhất nước nhà. Quyết định sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu BCH Trung ương gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. BCH Trung ương họp Hội nghị lần thứ 1, Hồ Chủ tịch được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng bí thư. Tháng 11-1960 Hội nghị lần 2 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) thảo luận một số vấn đề quốc tế, chuẩn bị cho đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân thế giới họp ở Matxcơva vào đầu tháng 12 - 1960. Ngày 30 -12-1960 đến 5-1-1961 Hội nghị lần 3 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch nhà nước 3 năm (1958-1960) và quyết định nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước năm 1961. Ngày 31 -1-1961 Hội nghị Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) ra Chỉ thị về "Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam". Quy định về việc thành lập, tổ chức và nhiệm vụ của Trung ương cục miền Nam. Tháng 4-1961 Hội nghị lần 4 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) quyết định phương hướng và biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng. Tháng 7-1961 Hội nghị lần 5 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) đề ra nghị quyết về phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Ngày 30-11 đến 2-12-1961 Hội nghị lần 6 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) nghe báo cáo của đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 6-1962 Hội nghị lần 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) quyết định nhiệm vụ, phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp. Tháng 4-1963 Hội nghị lần 8 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) bàn về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Tháng 12-1963 Hội nghị lần 9 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) thảo luận tình hình quốc tế, ra nghị quyết về nhiệm vụ quốc tế của Đảng và phương hướng, nhiệm vụ cách mạng miền Nam, nhằm đánh bại cuộc chiến đặc biệt của đế quốc Mỹ. Tháng 12-1964 Hội nghị lần 10 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) thảo luận công tác thương nghiệp và giá cả. Ngày 25 đến 27 - 3 - 1965 Hội nghị lần 11 (hội nghị đặc biệt) BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) thảo luận về một số nhiệm vụ cấp bách nhằm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Ngày 27-12-1965 Hội nghị lần 12 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) bàn về tình hình và nhiệm vụ mới, động viên cả nước kiên quyết đấu tranh đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Ngày 23 đến 26-1-1967 Hội nghị lần 13 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) bàn về công tác đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Tháng 1-1968 Hội nghị lần 14 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) đánh giá thắng lợi to lớn của ta đã đánh bại một bước rất cơ bản chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, quyết định tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam. Ngày 28 đến 31-8-1968 Hội nghị lần 15 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, quyết định tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích tiến lên giành thắng lợi quan trọng hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 8-5-1969 Hội nghị lần 16 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) bàn về tình hình và nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Tháng 9-1969 Hội nghị lần 17 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) họp khẩn cấp sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, ra lời kêu gọi gửi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài. Ngày 18-1-1970 Hội nghị lần 18 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) bàn về tình hình và nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, nhiệm vụ đối với miền Nam và nghĩa vụ quốc tế chi viện cho cách mạng Lào. Ngày 28-2-1971 Hội nghị lần 19 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) thảo luận và quyết định nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Ngày 4-4-1972 Hội nghị lần 20 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) bàn và quyết định nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước và nhiệm vụ xây dựng kinh tế ở miền Bắc XHCN năm 1972. Tháng 7-1973 Hội nghị lần 21 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) vạch ra đường lối hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. Tháng 12-1973 Hội nghị lần 22 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) đề ra nhiệm vụ và phương châm chiến lược cho toàn chiến trường miền Nam. Ngày 25-12-1974 Hội nghị lần 23 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) bàn về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng. Tháng 9-1975 Hội nghị lần 24 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) ra nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới hoàn thành thống nhất tổ quốc và đưa cả nước tiến lên CNXH. Ngày 24-9 đến 24-10-1976 Hội nghị lần 25 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa III) để thảo luận dự thảo các văn kiện và tổ chức nhân sự chuẩn bị đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 14 đến 20-12-1976 Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng lao động Việt Nam họp tại Hà Nội với sự tham dự của 1.008 đại biểu thay mặt cho hơn 1.550.000 đảng viên trong cả nước. Đại hội quyết định đổi tên Đảng lao động Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Nam, kiểm điểm tình hình từ Đại hội III và đề ra nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong tình hình mới. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần I bầu ra Bộ chính trị gồm 101 ủy viên chính thức và 32 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng. Ngày 21-6-1977 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong kế hoạch 5 năm 1976-1980. Tháng 1-1978 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) thảo luận về tình hình kinh tế 2 năm 1976-1977, đề ra nhiệm vụ cấp bách của kế hoạch nhà nước năm 1978. Ngày 27-7-1978 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về kiện toàn tổ chức, cải tiến chế độ làm việc, về tình hình và nhiệm vụ mới. Tháng 12-1978 Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về nhiệm vụ lớn: ổn định đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Ngày 26-9-1979 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) tổng kết tình hình xây dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc 4 năm 1976-1979 và vạch ra nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Hội nghị thông qua nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương. Tháng 3-1980 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) quyết định một số vấn đề cơ bản về cán bộ và công tác cán bộ cuả Đảng trong tình hình mới. Ngày 4 đến 10-9-1980 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về Dự thảo Hiến pháp mới nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 3 đến 10-12-1980 Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 1981. Ngày 9 -1-1981 Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về những văn kiện sẽ trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng. Ngày 7 đến 16-12-1981 Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1982. Ngày 1 -3-1982 Hội nghị lần thứ 12 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) bàn về công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 27 đến 31-3-1982 Đại hội đại biểu lần thứ V Đảng cộng sản Việt Nam họp tại thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở trong cả nước. Đại hội tiến hành kiểm điểm công tác từ Đại hội IV, đề ra nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, đó là: Đảng phải lãnh đạo nhân dân thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công CNXH và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đại hội cũng thông qua Điều lệ (sửa đổi) và bầu BCH Trung ương Đảng gồm một 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết. BCH Trung ương Đảng họp Hội nghị lần 1 bầu 13 ủy viên chính thức, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Tháng 7-1982 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) bàn về chương trình công tác của toàn khóa và quy chế làm việc của BCH Trung ương Đảng. Ngày 3 đến 10-12-1982 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) bàn về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1983 và về một số vấn đề cấp bách: Công tác phân phối lưu thông, cải tiến và phân cấp quản lý kinh tế, xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện. Ngày 18 đến 24-6-1983 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) bàn về những vấn đề cấp bách về tư tưởng và tổ chức bảo đảm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội trước mắt. Ngày 29-11-1983 Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) thông qua phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1984, quyết định những chủ trương và biện pháp chấn chỉnh mặt trận lưu thông phân phối. Ngày 3-7-1984 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) bàn về những nhiệm vụ cấp bách trong công tác cải tiến quản lý kinh tế. Ngày 11 đến 17 tháng 12-1984 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) bàn về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1985, về công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện. Ngày 10-6-1985 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) bàn và quyết định một số vấn đề quan trọng: Cải cách một bước giá cả, tiền lương, tài chính, tiền tệ để xóa bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Tháng 12-1985 Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) bàn về tình hình thực hiện kế hoạch năm 1985 và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch kinh tế xã hội năm 1986. Cuối tháng 5 đến 5-6-1986 Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) thông qua dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Ngày 14-7-1986 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam họp phiên đặc biệt để bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn vừa từ trần ngày 10-7-1986. Ngày 17-11-1986 Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa V) phân tích khuyết điểm, sai lầm trong chỉ đạo công tác giá, lương, tiền và hoàn thành công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và quyết đinh triệu tập Đại hội VI của Đảng vào ngày 15-12-1986. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 15 đến 18-12-1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam họp tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn đảng. Đại hội đề ra nhiệm vụ đổi mới toàn diện, bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho phù hợp với tình hình mới và bầu BCH Trung ương khóa VI gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. BCH Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 1 và bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 1-4-1987 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) giải quyết những vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông. Ngày 20-8-1987 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) bàn và ra quyết định về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh tế kinh doanh XHCN, đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế. Ngày 8-12-1987 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) bàn về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 1988 và những năm tiếp theo (1988 -1990). Ngày 14 đến 20-6-1988 Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) bàn về một số vấn đề cấp bách trong công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay. Ngày 20 đến 29-3-1989 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ 3 năm tới. Ngày 15 đến 24-8-1989 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) tại Tp Hồ Chí Minh bàn về một số vấn đề cấp bách trong công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay. Ngày 12 đến 27-3-1990 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) bàn về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ngày 16 đến 28-8-1990 Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) thảo luận và thông qua Nghị quyết về phương hướng chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000 Ngày 17 đến 26-11-1990 Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) thảo luận và thông qua Nghị quyết về phương hướng chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1991. Nghị quyết về dự thảo báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Ngày 7 đến 12-1-1991 Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Ngày 18-5-1991 Hội nghị lần thứ 12 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) thông qua các văn kiện trình Đại hội VII và quyết định sẽ triệu tập Đại hội VII từ ngày 24-6-1991. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 24 đến 27-6-1991 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng cộng sản Việt Nam họp tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho hơn 2 triệu Đảng viên trong toàn quốc. Đại hội thông qua Cương lĩnh "Xây dựng đất nước trong thời kỳ quý độ lên CNXH". Nội dung cơ bản của chiến lược "ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000". Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng, Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu BCH Trung ương khóa VII gồm 146 ủy viên. Hội nghị lần 1 BCH Trung ương Đảng (khóa VII) đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 25-11 đến 4-12-1991 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) bàn về nhiệm vụ và giải pháp ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong các năm 1992-1995. Sửa đổi Hiếp pháp về cải cách bộ máy Nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Ngày 18 đến 29-6-1992 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) bàn về công tác Đảng bao gồm: tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, chỉnh đốn Đảng về tổ chức, tạo bước chuyển biến quan trọng trong các cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động của Đảng. Ngày 4 đến 14-1-1993 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) thảo luận và ra nghị quyết về công tác giáo dục và đào tạo, một số nhiệm vụ văn hóa và văn nghệ những năm trước mắt, những vấn đề cấp bách về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình hiện nay, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, về công tác thanh niên trong tình hình mới Ngày 3 đến 11-6-1993 Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) bàn về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Ngày 24-11 đến 1-12-1993 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) họp chuẩn bị nội dung cho Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng nhằm kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết một bước quá trình đổi mới, xác định những chủ trương và giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VII, tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng XHCN của nước ta tiến lên. Ngày 17-1-1994 Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) (tiếp tục công việc của Hội nghị Trung ương lần thứ 6) để hoàn thành việc chuẩn bị Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng. Ngày 20 đến 25-1-1994 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội VII. Ngày 25 đến 30-7-1994 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) thảo luận và thông qua nghị quyết về "Phát triển công nghiệp, công nghệ theo hướng XHCN, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới". Ngày 16 đến 23-1-1995 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) thảo luận và ra nghị quyết về việc "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - cải cách một bước nền hành chính Nhà nước". Ngày 6 đến 14-11-1995 Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) thảo luận và quyết định nội dung các văn kiện sẽ trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Ngày 12 đến 20-4-1996 Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) thảo luận và quyết định tiếp thu những ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện trình Đại hội VIII và thảo luận công việc chuẩn bị nhận sự. Ngày 3-6-1996 Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) thông qua các văn kiện trình Đại hội VIII và quyết định triệu tập Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 28-6 đến 1-7-1996 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã họp tại thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn 2 triệu đảng viên trong cả nước. Đại hội đã thảo luận và thông qua những văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị: "Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000"; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) và Nghị quyết Đại hội. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) gồm 170 ủy viên chính thức. Hội nghị lần thứ nhất của BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí. Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 16 đến 24-12-1996 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) thông qua Nghị quyết về "Định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000" và Nghị quyết "Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000". Ngày 9 đến 18-6-1997 Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) thảo luận và thông qua 2 Nghị quyết về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong sạch vững mạnh" và Nghị quyết về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước". Ngày 22 đến 29-12-1997 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) thảo luận các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước, xem xét một số quyết định về vấn đề nhân sự cao cấp. Hội nghị đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 6 đến 16-7-1998 Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã thảo luận và quyết định vấn đề lớn, quan trọng "Xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc". Ngày 13 đến 17-10-1998 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) (lần 1) đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 1998, thảo luận phương hướng nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 1999, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngày 25-1 đến 2-2-1999 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) (lần 2) bàn về một số vấn đề cơ bản cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, về pháp lệnh cán bộ công chức, viên chức, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng. Ngày 9 đến 16-8-1999 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) tập trung bàn những vấn đề: Tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị, cải cách chính sách tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhà nước và những công việc chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng. Ngày 4 đến 11-11-1999 Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) bàn về nhiệm vụ kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2000. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ngày 10 đến 19-4-2000 Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) tập trung thảo luận về các Dự thảo văn kiện Đại hội IX gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo chiến lược kinh tế, xã hội 2001-2010, phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Ngày 26-6 đến 4-7-2000 Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) tiếp tục thảo luận và cho ý kiến về các Dự thảo: Báo cáo chính trị, chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005; Báo cáo sửa đổi, bổ sung điều lệ Đảng trình Đại hội IX. Ngày 6 đến 16-1-2001 Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) thảo luận và tiếp thu ý kiến đóng góp của Đảng bộ các cấp, các đoàn thể nhân dân, sửa chữa một lần nữa đối với dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ IX của Đảng và cho ý kiến một bước về nhân sự Ban chấp hành trung ương. Ngày 13 đến 24-3-2001 Hội nghị lần thứ 11 (lần 2) BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) tiếp tục xem xét, hoàn chỉnh các văn kiện và chuẩn bị dự kiến giới thiệu nhân sự BCH Trung ương trình Đại hội IX của Đảng. Ngày 7 đến 10-4-2001 Hội nghị lần thứ 12 BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) để hoàn thiện các Văn kiện của BCH Trung ương trình Đại hội IX của Đảng và tiếp tục chuẩn bị nhân sự trình Đại hội xem xét, đề cử, ứng cử và bầu BCH Trung ương khóa IX. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 19 đến 22-4-2001 Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam họp tại Hà Nội với sự tham gia của 1.168 đại biểu là những đảng viên ưu tú trong cả nước. Đại hội đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế xã hội. Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị với mục tiêu "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN". Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng. Ngày 9 và 10-6-2001 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị được triệu tập với mục đích đưa nhanh những nội dung của Nghị quyết Đại hội IX vào cuộc sống. Ngày 13 đến 22-8-2001 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa IX họp tại Hà Nội nhằm cụ thể hóa đường lối Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và thông qua Nghị quyết "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước". Ngày 5 đến 13-11-2001 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị đã đề ra 9 giải pháp nhằm tiếp tục cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Hội nghị đã thông qua một số biện pháp cụ thể nhằm kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Ngày 18-2 đến 2-3-2002 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị đã bàn và ra nghị quyết về các vấn đề quan trọng: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010; Đổi mới và nâng cao hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Ngày 4 đến 15-7-2002 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận, quyết định các vấn đề sau: đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về khoa học và giáo dục; Đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện công tác tổ chức và cán bộ… Ngày 7 đến 9-11-2002 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị thảo luận các báo cáo: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2002-2003; Báo cáo dự án thủy điện Sơn La, Cụm khí điện đạm Cà Mau. Ngày 2-7-2003 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận và đề ra Nghị quyết về phương hướng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và về vấn đề cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công. Ngày 5 đến 12-1-2004 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị có nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa IX về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khóa VIII, đẩy mạnh cuộc vận động, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí trong 2 năm qua. Ngày 5 đến 10-7-2004 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa IX họp tại Hà Nội. Hội nghị đã kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Ngày 17 đến 25-1-2005 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa IX họp tại Hà Nội chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X. Hội nghị nghe và thảo luận tờ trình của Bộ chính trị về báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận, thực tiễn qua 20 năm đổi mới; đề cương chi tiết báo cáo chính trị và báo cáo bổ sung, phát triển một số nội dung trong cương lĩnh chính trị năm 1991… Ngày 4 đến 13-7-2005 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 12 khóa IX họp tại Hà Nội thảo luận thông qua dự thảo văn kiện BCH Trung ương Đảng khóa X trình đại hội; Báo cáo công tác xây dựng Đảng; Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và báo cáo công tác xây dựng Đảng và sửa đổi, bổ sung điều lệ đảng… Ngày 11 - 1- 2006: Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Hội nghị có nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị 2 nội dung cơ bản để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: Tiếp thu ý kiến đóng góp của Đại hội đảng các cấp và một số cơ quan, tổ chức Đảng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội trước khi đưa ra lấy ý kiến nhân dân và chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X để giới thiệu với Đại hội. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ X Ngày 18 - 4 - 2006 Sáng 18 - 4 - 2006, tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội) Khai mạc trọng thể Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Có 1.176 Đại biểu đại diện cho hơn 3,1 triệu Đảng viên dự Đại hội. Đồng chí Trần Đức Lương đọc diễn văn khai mạc. Đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đọc diễn văn báo cáo về các văn kiện trình Đại hội X của Đảng. 35 Đảng Cộng Sản và Đảng anh em gửi thư và điện chúc mừng Đại hội. Ngày 27 và 28 - 5 - 2006 Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Hội nghị đã thảo luận và thống nhất việc lựa chọn nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước để Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI theo quy định của pháp luật. Ngày 24 - 7 - 2006 Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Hội nghị bàn và quyết định một số vấn đề: Quy chế làm việc của BCH Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư khóa X,…. Ngày 15-1-2007 Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Hội nghị bàn các vấn đề về phương hướng chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XII; Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức các Ban đảng và cơ quan nhà nước; Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế sau khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và về Chiến lược biển. Ngày 5-7-2007 Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa X. Hội nghị bàn việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng…. Ngày 14-1-2008 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Hội nghị thảo luận và thông qua các đề án về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở; Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong hội nhập kinh tế quốc tế…. Ngày 9-7-2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Hội nghị thảo luận và thông qua các đề án về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH"; "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế"; "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn"… Ngày 2-10-2008 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2009 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; Trên cơ sở đó chỉ đạo Ban cán sự Đảng, Chính phủ chuẩn bị báo cáo của Chính phủ trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII xem xét quyết định. Ngày 5-1-2009 Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), để kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ (2006-2008); Kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ và Hội nghị cũng sẽ bàn, quyết định một số vấn đề quan trong khác. Ngày 29-6-2009 Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Hội nghị xem xét một số vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho Đại hội: Đề cương chi tiết báo cáo tổng kết, bổ sung và phát triển cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; Đề cương chi tiết báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020… Ngày 5-10-2009 Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương (khóa X). Hội nghị thảo luận và cho ý kiến về các dự thảo văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; Đề cương chi tiết báo cáo chính trị trình đại hội XI của Đảng… Ngày 22-28/3/2010 Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X thảo luận và thông qua các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đi sâu thảo luận báo cáo Tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa X và xem xét, quyết nghị những nội dung đề nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Ngày 7/10/2010 Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2011; định hướng kế hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước 5 năm 2011 - 2015; nghe báo cáo tổng kết việc thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức HĐND cấp quận, huyện và phường, kiến nghị chủ trương tiếp theo. BCH Trung ương thảo luận bước đầu về phương án nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội lần thứ XI; thảo luận và cho ý kiến một số vấn đề quan trọng khác. Ngày 13/12/2010 Hội nghị lần thứ 14 của Ban Chấp hành Trung ương bàn và tiếp thu ý kiến đóng góp của Đại hội Đảng các cấp, của Đại biểu Quốc hội, cán bộ, Đảng viên và nhân dân vào các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng; thảo luận và thông qua báo cáo kiểm điểm nhân sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Trung ương (khóa X) trình Đại hội XI và báo cáo tình hình thực hiện Quy chế làm việc của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (khóa X); thảo luận thông qua phương án giới thiệu nhân sự BCH Trương ương Đảng khóa XI và cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng khác. Ngày 10/1/2011 Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu bổ sung nhân sự ủy viên dự khuyết BCH Trung ương khóa XI; dự kiến đoàn nhân sự Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội XI, báo cáo của BCH Trung ương khóa X về công tác nhân sự BCH Trung ương khóa XI; báo cáo kiểm điểm của BCH Trung ương khóa X trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 12/11/2011 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khai mạc tại Hà Nội. Đại hội có 1376/ 1377 đại biểu chính thức. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố khai mạc. Đại hội bầu BCHTW với 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết Ngày 18/1/2011 Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư, 14 ủy viên Bộ Chính trị và 5 ủy viên Ban Bí thư, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Đức Anh là Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Ngô Văn Dụ làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ngày 4-10/7/2011 Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua danh sách nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội XIII. Thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI. Hội nghị thảo luận quan điểm về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ngày 6-10/10/2011 Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2011 - 2016. Quyết định việc ban hành Quy định thi hành điều lệ Đảng; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định những điều Đảng viên không được làm. Ngày 26-31/12/2011 Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nhị Quyết Trung ương "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Hội nghị xem xét thảo luận báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2011. Bầu bổ sung 3 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI Ngày 7-15/5/2012 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng rổng kết việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Tái lập Ban Nội chính Trung ương, lập ban nội chính ở các tỉnh ủy, thành ủy, giao Bộ Chính trị quyết định cụ thể. Cải cách tiền lương tới năm 2020. Ngày 1-15/10/2012 Hội nghị lần thứ 6 của ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tại Hội nghị, Bộ Chính trị quyết định đề nghị Ban Chấp hành Trung ương kỳ luật với 1 ủy viên Bộ Chính trị. "Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; Yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá." Hội nghị quyết định thành lập Ban Kinh tế Trung ương. Ngày 2-11/5/2013 Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chính trị và Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng bổ sung vào Ban Bí thư khóa XI. Ngày 30/9 - 9/10/2013 Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thành lập Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng, Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Tổ chức. Hội nghị thảo luận và bổ sung nhiều vấn đề quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Thống nhất tiếp tục đổi mới kinh tế trong 2 năm 2014 - 2015. Ngày 8-14/5/2014 Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Quy chế bầu cử trong Đảng. Tiếp tục thực hiện chủ trương lấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4. Hội nghị đồng ý tổ chức Đảng bộ Ngoài nước trực thuộc Trung ương do ban Bí thư quản lý. Theo dõi sát tình hình vụ giàn khoan HD - 981. Ngày 5-12/1/2015 Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục hoàn thiện dự thảo văn kiện Đại hội XII gửi Đảng bộ góp ý. Lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng; Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội nghị. Ngày 4-7/5/2015 Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra phương án nhân sự cho Trung ương Đảng khóa XII. Thông qua việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XII của Đảng. Thảo luận xem xét việc tổ chức chính quyền địa phương. Chấp thuận dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngày 5-11/10/2015 Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề: Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và một số vấn đề quan trọng khác. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ngày 20 - 28/1/2016 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII diễn ra từ ngày 20 - 28/1/2016 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại Mỹ Đình - Hà Nội. Dự Đại hội có 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4.5 triệu đảng viên tham dự. Đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc Diễn văn khai mạc Đại hội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã họp để bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Đồng chí Trần Quốc Vượng được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Chiều ngày 28/1/2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bế mạc. Ngày 10 - 12/3/2016 Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa XII diễn ra từ ngày 10 - 12/3/2016. Hội nghị bàn và quyết định các nội dung quan trọng: Chương trình làm việc toàn khoá của BCH TW; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; Giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước để Quốc hội khoá XIII bầu hoặc phê chuẩn; Và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ngày 4 - 7/7/2016 Từ ngày 4 - 7/7/2016, BCH TW Đảng khoá XII đã họp Hội nghị lần thứ 3 để bàn và quyết định các nội dung quan trọng: Quy chế làm việc của BCH TW, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII; Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra TW khoá XII; Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng; Về tổ chức bộ máy và giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021: Cho ý kiến về Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị TW 2 đến Hội nghị TW 3 và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ngày 9 - 14/10/2016 Từ ngày 9 - 14/10/2016, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khoá XII họp để thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Ngăn chặn, đầy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; Và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị Ngày 5 - 10/5/2017 Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá XII diễn ra từ ngày 5 - 10/5/2017, tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận, cho ý kiến về: Đề án "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; Đề án "Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước"; Đề án tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khoá IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân"; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết TW 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Báo cáo những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng đến Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khoá XII; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng năm 2016 của Uỷ ban Kiểm tra TW; Báo cáo công tác tài chính Đảng năm 2016 và xem xét thi hành kỷ luật cán bộ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ngày 4 - 11/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khoá XII diễn ta từ ngày 4 - 11/10/2017, tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị đã họp để thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Đề án "Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới"; Đề án "Về công tác dân số trong tình hình mới"; Đề án "Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập"; Đề án "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Báo cáo công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 5 đến Hội nghị TW 6; Xem xét một số vấn đề về công tác cán bộ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị Ngày 2 - 11/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá XII diễn ra từ ngày 2 -11/5/2018, tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về: Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ngày 2 - 6/10/2018 Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khoá XII diễn ra từ ngày 2 - 6/10/2018, tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quy định trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên BCH TW Đảng; Thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Xem xét một số vấn đề về công tác cán bộ và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ngày 25 - 26/12/2018 Ngày 25 - 26/12/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 9 BCH TW Đảng khoá XII đã họp để thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề: Lấy phiếu tín nhiệm của BCH TW Đảng đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, theo quy định; Về việc giới thiệu nhân sự quy hoạch BCH TW Đảng nhiệm kỳ 2021 - 2026; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2018; Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết, từ sau Hội nghị TW 8 đến Hội nghị TW 9 khoá XII; Xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ngày 16 - 18/5/2019 Hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng khoá XII diễn ra từ ngày 16 -18/5/2019, tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận, cho ý kiến về: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Góp ý việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. Ngày 7 - 12/10/2019 Hội nghị lần thứ 11 BCH TW Đảng khoá XII diễn ra từ ngày 7 - 12/10/2019, tại Thủ đô Hà Nội, để thảo luận, cho ý kiến về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019; Dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020; Và một số vấn đề quan trong khác. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị PHẦN II ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI VÀ HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN I Cuối tháng 6-1946 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần I đã diễn ra tại ấp Vĩnh Long (nay thuộc xã Lương Điền - Cẩm Giàng) với sự tham gia của 80 đại biểu. Đại hội đã thảo luận chỉ thị "Kháng chiến toàn quốc" của BCH Trung ương Đảng và xác định nhiệm vụ của toàn quân, toàn dân trong tỉnh là "Tăng cường xây dựng lực lượng về mọi mặt, phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đòi thực dân Pháp phải thi hành nghiêm túc hiệp định sơ bộ Việt - Pháp ngày 6-3, nghiêm trị các đảng phản động để ổn định đời sống nhân dân". Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm 2 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Kha được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN II Tháng 4-1947 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ II được tiến hành tại Triều Dương (Thanh Miện). Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, xác định nhiệm vụ của địa phương ở các vùng tạm chiếm và vùng tự do tăng cường sức chiến đấu trong Đảng bằng cách phát triển đảng và giáo dục tư tưởng chính trị trong các chi bộ và đảng viên. Đại hội đã thành lập Ban chỉ huy quân sự từ tỉnh xuống xã (tỉnh, huyện, xã). Đồng chí Vũ Duy Hiệu được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN III Giữa tháng 2-1948 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ III được tiến hành tại Xuyên Hử (Ninh Giang) với 160 đại biểu đại diện cho 3.500 đảng viên ở các đảng bộ cơ sở trong tỉnh. Đại hội đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II, tích cực phát triển và đẩy mạnh chiến tranh du kích. Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm: 11 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Duy Hiệu được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 5-5-1952 Hội nghị Tỉnh ủy Hải Dương đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo mặt trận của tỉnh để tiếp tục chỉ đạo kháng chiến gồm: Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính, Ban chỉ huy Trung đoàn 42 bộ đội chủ lực, Ban chỉ huy tỉnh đội và đề ra nhiệm vụ đấu tranh vũ trang, phát triển chiến tranh du kích. Ngày 30-7 đến 2-8-1952 Tỉnh ủy mở Hội nghị mở rộng quyết định đưa 3 đại đội chủ lực xuống huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ làm bàn đạp để khôi phục 2 khu Hà Nam và Hà Bắc (Thanh Hà) nhằm xây dựng cơ sở trong nhân dân để đưa bộ đội về. Ngày 5 đến 8-4-1953 Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính triệu tập Hội nghị nhằm đề ra nhiệm vụ cụ thể về quân sự, phương châm xây dựng và tác chiến của các lực lượng vũ trang, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh hoạt động của các ngành, các giới. Tháng 5-1955 Tỉnh ủy Hải Dương mở Hội nghị học tập Nghị quyết của Bộ chính trị Trung ương Đảng tháng 3-1955 về công tác thực hiện cải cách ruộng đất. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm 1955-1956. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN IV Ngày 21-6 đến 2-7-1960 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ IV được tiến hành tại thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 250 đại biểu đại diện cho hàng vạn đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã thảo luận Đề cương báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng và bản Dự thảo Điều lệ Đảng, xác định bước đi của tỉnh là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiếp tục phát động phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Đồng chí Nguyễn Chương được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 3 và 4-4-1962 Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị bàn về công tác xây dựng Đảng trong mọi ngành hoạt động từ tỉnh đến xã, xây dựng cơ sở Đảng ở nông thôn, kiện toàn sự lãnh đạo của Đảng và chi bộ, phát triển đảng viên mới. Hội nghị đã đề ra Nghị quyết và Kế hoạch cụ thể về công tác xây dựng Đảng. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN V Ngày 24 đến 28-4-1963 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ V được tiến hành tại thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 320 đại biểu đại diện cho 22.047 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã kiểm điểm tình hình các mặt công tác sản xuất trong 2 năm 1961-1962, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác 3 năm 1963-1965 và công tác xây dựng Đảng. Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm: 27 ủy viên chính thức, 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Chương được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Giữa tháng 2-1964 Hội nghị toàn thể BCH Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần đầu tiên: Thực hiện việc hợp nhất tỉnh và bàn phương hướng nhiệm vụ mới của tỉnh, bầu BCH Đảng bộ mới. Hội nghị được tiến hành tại thị xã Hải Dương. Đồng chí Lê Quý Quỳnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí: Nguyễn Hoài Bắc, Mai Văn Hách, Trần Quang Tạo được bầu làm Phó Bí thư. Trưởng ban kiểm tra Tỉnh ủy đồng chí Nguyễn Cấp. Ngày 7-9-1964 Tỉnh ủy mở Hội nghị bàn về công tác xây dựng Đảng, đề ra nhiệm vụ trọng tâm là phải thực hiện tốt 3 cuộc vận động lớn là: - Cải tiến quản lý HTX, cải tiến kỹ thuật - Cuộc vận động 3 xây, 3 chống - Nhân dân miền xuôi đi tham gia xây dựng kinh tế miền núi Tháng 4-1966 Hội nghị tổng kết 3 năm cuộc vận động xây dựng chi bộ và Đảng bộ cơ sở 4 tốt do Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập. Hồ Chủ tịch đã đến thăm và nói chuyện với Hội nghị. Tại Hội nghị này, tỉnh Hải Dương có 3 cơ sở 4 tốt được BCH Trung ương Đảng khen thưởng. Giữa tháng 2-1968 Hội nghị toàn thể BCH Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần đầu tiên được tổ chức. Đây là Hội nghị hợp nhất 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Hội nghị đã cử ra Ban lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh mới và bàn về việc thực hiện nhiệm vụ của 3 năm (1968-1970) phát triển xây dựng kinh tế của tỉnh. Đầu tháng 4-1968 Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng họp bàn về tình hình và nhiệm vụ mới, động viên Đảng bộ và quân dân toàn tỉnh nâng cao hơn nữa ý chí quyết chiến quyết thắng, triệt để thực hiện khẩu hiệu "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" đồng thời phát động phong trào thi đua gấp rút hoàn thành nhiệm vụ đắp đê, chăm bón lúa mùa, trở thành hậu phương lớn, tiến tới thống nhất đất nước. Ngày 6 đến 11-7-1970 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh mở rộng đã họp kiểm điểm bước đầu thực hiện 3 cuộc vận động lớn, ra Nghị quyết về kế hoạch tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động trong thời gian tới. Ngày 15-2-1971 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh họp đã đề ra nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu nhà nước năm 1971: Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ làm cơ sở phát triển công nghiệp địa phương và các ngành kinh tế khác, đưa nền nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI HƯNG LẦN THỨ IV (vòng 1) Ngày 6 đến 15-1-1982 Đại hội được tiến hành tại thị xã Hải Dương có 522 Đại biểu đại diện cho Đảng viên trong tòan tỉnh về dự Đại hội. Đại hội đã phân tích sâu sắc những chủ trương có tính chất chiến lược của cách mạng nước ta, đề ra những mục tiêu kinh tế xã hội trong năm 1980 và phương hướng kế hoạch 5 năm (1981-1985) của Trung ương Đảng và của tỉnh ta. Đại hội đã bầu 36 đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI HƯNG LẦN THỨ IV (vòng 2) Ngày 25 đến 29-1-1983 Đại hội được tiến hành tại Thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 524 đại biểu đại diện cho đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã quán triệt Nghị quyết Hội nghi lần thứ 5 của Đảng, Nghị quyết lần thứ 3 của BCH Trung ương Đảng, tổng kết các công tác nhiệm kỳ qua. Đại hội đã thông qua Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội năm 1983 và mức phấn đấu đến năm 1985 của tỉnh. Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm 45 đồng chí. Đồng chí Ngô Duy Đông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 26-3-1986 Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng bàn về việc thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI HƯNG LẦN THỨ V Ngày 20 đến 25-10-1986 Đại hội được tiến hành tại Thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 524 đại biểu đại diện cho hơn 115.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ từ Đại hội Đảng bộ khóa IV của tỉnh, xây dựng những nhiệm vụ mục tiêu kinh tế xã hội và các biện pháp thực hiện trong 5 năm 1986-1990. Đại hội lần thứ V của Đảng bộ tỉnh yêu cầu đạt được bước đổi mới quan trọng trên các mặt: Đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức và cán bộ. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ mới gồm 56 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy 10 ủy viên. Đồng chí Lê Đức Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 13 đến 15-4-1987 Hội nghị lần thứ 3 BCH Đảng bộ tỉnh Hải Hưng họp đã đề ra mục tiêu phấn đấu chính trên các mặt trận sản xuất, đề ra phương châm áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và quyết định chương trình lương thực từ nay đến năm 1990. Ngày 3 đến 4-6-1987 Hội ngị lần thứ 4 BCH Đảng bộ tỉnh khóa V đã thông qua chương trình hàng tiêu dùng, xem xét và quyết định chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu của tỉnh ta từ nay đến năm 1990. Ngày 7-1-1988 Ngày 8 và 9-11-1988 Hội nghị lần thứ 9 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa V) họp bàn và quyết định một số nhiệm vụ cấp bách về chính sách xã hội từ nay đến năm 1990. Hội nghị đã đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V về việc thực hiện chính sách xã hội. Ngày 3 đến 5-8-1989 Hội nghị lần thứ 11 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa V) đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển toàn diện kinh tế nông thôn của tỉnh trong những năm tới. Ngày 29 đến 31-8-1989 Hội nghị lần thứ 12 BCH Đảng bộ tỉnh, khóa V (mở rộng) bàn và quyết định những chủ trương, biện pháp nhằm củng cố và phát triển công nghiệp quốc doanh địa phương. Ngày 5 đến 7-12-1989 Hội nghị lần thứ 13 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa V) họp kiểm điểm công tác năm 1989 và bàn phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu năm 1990 của tỉnh. Ngày 23 đến 26-4-1990 Hội nghị lần thứ 14 BCH Đảng bộ tỉnh mở rộng nhằm quán triệt Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 và ra Nghị quyết thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian tới. Ngày 11 đến 13-12-1990 Hội nghị lần thứ 16 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa V) phân tích, đánh giá, kiểm điểm tình hình năm 1990, thảo luận biện pháp chỉ đạo nhiệm vụ chính trị năm 1991. Hội nghị nêu rõ những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh năm 1991. Ngày 21-3-1991 Hội nghị lần thứ 17 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa V) bàn về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ VI. Hội nghị thông qua báo cáo của BCH trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (vòng 1) về đợt sinh hoạt, góp ý kiến vào các dự thảo Văn kiện Đại hội VII của Đảng và Đại hội vòng 1 của các đảng bộ cơ sở, huyện, thị xã và tương đương. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI HƯNG LẦN THỨ VI (VÒNG 1) Ngày 28 đến 30-3-1991 Đại hội được tiến hành tại thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 405 đại biểu. Đại hội thông qua báo cáo của BCH Đảng bộ tỉnh, về đợt sinh hoạt góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, nhất trí cao các quan điểm lớn của Đảng thể hiện trong Dự thảo Cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội nước ta đến năm 2000. Đại hội đã bầu 36 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI HƯNG LẦN THỨ VI (vòng 2) Ngày 15 đến 17-8-1991 Đại hội được tiến hành tại thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 404 đại biểu. Đại hội đã quán triệt sâu sắc các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nghe báo cáo của BCH Đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ qua và thông qua nghị quyết phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu 5 năm 1991-1995. Đại hội đã bầu BCH mới gồm 48 đồng chí. Đồng chí Phạm Văn Thọ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 24 đến 26-10-1991 Hội nghị lần thứ 2 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) thảo luận và thông qua quy chế làm việc của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) và chương trình làm việc của BCH Đảng bộ tỉnh (từ Đại hội VI đến Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ). Ngày 20 đến 22-2-1992 Hội nghị lần 3 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) cho ý kiến vào báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 1991 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 1992; thảo luận và thông qua chương trình sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu của Hải Hưng giai đoạn 1991-1995. Ngày 25 đến 28-5-1992 Hội nghị lần thứ 4 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) họp thảo luận thông qua chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình dân số và việc làm tỉnh Hải Hưng thời kỳ 1991-1995; kiểm điểm về giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khắc phục tệ vô tổ chức, vô kỷ luật theo tinh thần Chỉ thị số 100 ngày 28-4-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 10 đến 12-9-1992 Hội nghị lần thứ 5 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) họp thảo luận và thông qua các đề án: tăng cường công tác tư tưởng; đổi mới công tác cán bộ; giải quyết cơ sở yếu kém, xây dựng cơ sở vững mạnh để từng bước thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng và chương trình hành động của Đảng bộ Hải Hưng cho đến hết năm 1993. Ngày 17 đến 19-3-1993 Hội nghị mở rộng Tỉnh ủy lần thứ 7 nghiên cứu quán triệt và quyết định chương trình hành động thực hiện Nghị quyết BCH Trung ương lần thứ 4 (khóa VII). Ngày 23 đến 25-8-1993 Hội nghị lần thứ 8 BCH Đảng bộ tỉnh, khóa VI (mở rộng) nhằm thống nhất chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khóa VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Ngày 15 và 16-10-1993 Hội nghị lần thứ 9 BCH Đảng bộ tỉnh, khóa VI (mở rộng) họp nhằm tham gia ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng vào đầu tháng 1-1994 Ngày 1 đến 3-3-1994 Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VI đã tiến hành tại thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 212 đại biểu, Hội nghị đã nghe báo cáo đánh giá kết quả, thành tựu kinh tế xã hội mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đạt được trong 3 năm qua, khẳng định những nét nổi bật nhất trong 3 năm 1991-1993, và nền kinh tế của tỉnh từng bước thoát khỏi trì trệ và suy thoái, đang dần đi vào thế ổn định và phát triển. Hội nghị đã thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội đến hết nhiệm kỳ là thực hiện thắng lợi 4 chương trình kinh tế xã hội và bầu bổ súng 6 đồng chí vào BCH Đảng bộ tỉnh. Ngày 4 đến 6-7-1994 Hội nghị lần thứ 9 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) thống nhất chủ trương, biện pháp đổi mới tổ chức, quản lý các hợp tác xã; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và những vấn đề chỉ đạo 6 tháng cuối năm. Ngày 13 đến 15-10-1994 Hội nghị lần thứ 10 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) quán triệt sâu sắc những vấn đề cơ bản trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng, khóa VII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 23 đến 25-3-1995 Hội nghị lần thứ 12 BCH Đảng bộ tỉnh khóa VI (mở rộng) đã họp nghiên cứu quán triệt và thống nhất chương trình hành động thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng về cải cách hành chính, Nghị quyết 09 của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay và chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. Ngày 19 đến 21-7-1995 Hội nghị lần thứ 13 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) đã họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đề ra các mục tiêu giải pháp về giáo dục - đào tạo, văn hóa - văn nghệ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, dân số - kế hoạch hóa gia đình, chủ trương xóa đói giảm nghèo và chăm lo đời sống các gia đình liệt sĩ, thương binh. Ngày 18 đến 23-12-1995 Hội nghị lần thứ 13 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) bàn và quyết định nhiều nội dung quan trọng như: Tỉnh ủy đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 8B của BCH Trung ương Đảng khóa VII về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân"; về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1995 và nhiệm vụ kế hoạch năm 1996…. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI HƯNG LẦN THỨ VII Ngày 6 đến 9-5-1996 Đại hội được tiến hành tại thị xã Hải Dương. Về dự Đại hội có 350 đại biểu chính thức đại diện diện cho hơn 120 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ về dự. Đại hội đã nêu mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996-2000), khẳng định những thành tự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trong 5 năm qua, và 10 năm đổi mới của tỉnh ta. Đại hội đã bầu ra BCH mới gồm 48 đồng chí, đồng chí Phạm Văn Thọ được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 24 đến 27-9-1996 Hội nghị lần thứ 3 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VIII) nhằm bàn chương trình giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh từ năm 1996 đến năm 2000, bao gồm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, lao động việc làm, chăm sóc người có công với cách mạng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Ngày 25-11-1996 Hội nghị lần thứ 4 BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VII) ra Nghị quyết số 02 nhằm thực hiện tốt về việc chia tách tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 7 đến 9-4-1997 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh (mở rộng) khóa VII được tiến hành. Hội nghị đã thống nhất chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. Ngày 9 đến 12-9-1997 Hội nghị Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 3 (mở rộng) khóa VII nhằm quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Đảng; thảo luận, góp ý kiến bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ XII Ngày 16 đến 18-11-1997 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XII được tiến hành tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh. Về dự Đại hội có 249 đại biểu đại diện cho hơn 74 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội văn hóa, an ninh quốc phòng. Xây dựng phương hướng nhiệm vụ 3 năm (1998-2000). Đại hội đã nhất trí cao nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định là xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh về tư tưởng và tổ chức, thể chế hóa các văn kiện nhằm đưa nghị quyết đại hội vào thực tiễn cuộc sống có kết quả. Đại hội đã bầu BCH mới gồm 47 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Đức Kiên được bầu làm Bí Thư tỉnh ủy. Ngày 2 đến 4-1-1998 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 (khóa XII) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 1997 và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 1998 của tỉnh. - Thông qua nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo. - Thông qua quy chế làm việc Của BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ VII. - Thống nhất một số chủ trương, biện pháp để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 24 đến 26-3-1998 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (khóa XII) gồm các nội dung sau: - Nghiên cứu quán triệt Nghị quyết lần thứ 4 của BCH Trung ương Đảng (khóa VIII). - Thông qua báo cáo tự kiểm điểm của BCH Đảng bộ tỉnh. - Thông qua chương trình kiểm tra của BCH Đảng bộ tỉnh năm 1998. - Phát động phong trào thi đua trong Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang. Ngày 17 và 18-4-1998 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 (Khóa XII) (mở rộng) nhằm thảo luận, thông qua chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000. Ngày 1 đến 2-7-1998 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 5 (khóa XII) đã thông qua các nội dung chính sau: - Thông qua báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về: "Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách 6 tháng đầu năm, những vấn đề tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm 1998". - Thông qua báo cáo của ban thường vụ Tỉnh ủy - Nghiên cứu quán triệt các văn bản của Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Ngày 2 và 3-10-1998 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 6 (khóa XII) đã thông qua các nội dung chính sau: - Thông qua chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". - Đánh giá kết quả bước đầu việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 15 và 16-1-1999 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 (mở rộng) (khóa XII) được tiến hành. Hội nghị đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh năm 1998, đề ra nhiệm vụ, phương hướng năm 1990. Đánh giá kết quả một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về phát huy quyền làm chủ của nhân dân và chiến lược cán bộ thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Ngày 13-12-1999 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 (khóa XII) tiến hành tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh. Hội nghị đánh giá kết quả đợt phê bình và tự phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII bầu Bí thư Tỉnh ủy: Đồng chí Nguyễn Văn Chiền thay đồng chí Nguyễn Đức Kiên làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 24-1-2000 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 9 (khóa XII) đã họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 1999 và thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ năm 2000, kiểm điểm công tác năm 1999 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XII, thông qua chương trình kiểm tra của BCH Đảng bộ tỉnh năm 2000. Ngày 30-5-2000 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 10 (khóa XII) đã thông báo nội dung Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khóa VIII, kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộ 5 tháng đầu năm và nhiệm vụ chủ yếu những tháng còn lại năm 2000; kết quả bước đầu về kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII); đánh giá việc kiểm điểm phê và tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và kế hoạch Đại hội Đảng các cấp. Ngày 21 và 22-7-2000 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 (khóa XII) (mở rộng) đã truyền đạt nội dung Hội nghị Trung ương 10 (khóa VIII), tham gia xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII và bàn một số công việc quan trọng khác. Hội nghị đã đóng góp 28 ý kiến tham gia xây dựng dự thảo báo cáo chính trị Đảng bộ tỉnh khóa XIII. Ngày 26-11-2000 Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 12 (khóa XII) đự thảo báo cáo kết quả bước đầu thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) trong toàn Đảng bộ, thảo luận dự thảo báo cáo kiểm điểm sự lạnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XII tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, giới thiệu nhân sự tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Ban thường vụ Tỉnh ủy, các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh ủy khóa XIII. Ngày 5-12-2000 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 13 (khóa XII) thảo luận tham gia Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII; bỏ phiếu tín nhiệm; giới thiệu nhân sự tham gia BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ XIII. Ngày 15 đến 17-12-2000 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII tiến hành tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh. Về dự Đại hội có 350 đại biểu đại diện cho 77.666 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã tập trung đánh giá thành tựu đã đạt được trong những năm đổi mới, tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, kết quả bước đầu thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ khóa XII. Thảo luận đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội và công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới, thông qua các văn kiện Đại hội, và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đại hội bầu BCH Đảng bộ gồm 47 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Chiền được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 8-1-2001 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 (khóa XIII) đã đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2000 và quyết định mục tiêu nhiệm vụ năm 2001. Phân công BHC Đảng bộ tỉnh, thảo luận và thông qua quy chế làm việc, chương trình làm việc của BHC Đảng bộ Tỉnh năm 2001. Ngày 3 đến 7-5-2001 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (khóa XIII) họp tại hội trường Văn phòng Tỉnh ủy. Hội nghị đã nghe báo cáo kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII; thảo luận thông qua các chương trình phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005, quy chế làm việc của UB Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIII và nghe báo cáo kết quả kiểm tra công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở các huyện ủy, thành ủy. Ngày 10-7-2001 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 (khóa XIII) họp tại hội trường Văn Phòng Tỉnh ủy. Hội nghị đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm và bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2001, nghe báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ và công tác kiểm tra 6 tháng đầu năm 2001. Ngày 25 đến 26-9-2001 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 (khóa XIII) đã được nghe truyền đạt nội dung cơ bản Hội nghị Trung ương 3 (khóa IX), thảo luận thông qua chương trình làm việc của BCH và 4 chương trình phát triển xã hội, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII. Ngày 31-10 đến 1-11-2001 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 6 (khóa XIII) đã nghe truyền đạt nội dung Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thông qua chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh; thảo luận, thông quan 2 chương trình kinh tế xã hội; phát triển kinh tế dịch vụ và xóa đối giảm nghèo. Ngày 2-1-2002 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 7 (khóa XIII) đã thảo luận thông qua Đề án giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm trật tự an toàn xã hội phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và Đề án " Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc", nghe báo cáo về hoạt động của UB Kiểm tra Tỉnh ủy năm 2001, thảo luận chương trình kiểm tra của BCH Đảng bộ tỉnh năm 2002, kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII năm 2001. Ngày 18 đến 19-4-2002 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 (khóa XIII) đã nghe thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII; thảo luận và thông qua 4 đề án trong chương trình xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, gồm; Xây dựng tổ chức đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, "Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh", "Xây dựng đội ngũ công nhân đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nâng cao chất lượng các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Ngày 2 đến 3-7-2002 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 9 (khóa XIII) đã kiểm điểm đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và đề ra một số biện pháp chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm, thảo luận và thông qua Nghị quyết về xây dựng Tp Hải Dương giàu mạnh, văn minh, hướng tới kỷ niệm 200 năm ngày khởi lập Thành Đông; nghe và thảo luận báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ. Ngày 10-9-2002 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ họp tại thành phố Hải Dương. Đồng chí Trần Đình Hoàn ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Trưởng ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo Hội nghị, công bố các quyết định của Bộ chính trị, điều động đồng chí Nguyễn Văn Chiền, ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, về giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Điều động đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng công bố quyết định luân chuyển một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt huyện, ngành, tỉnh. Ngày 17-10-2002 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 10 (khóa XIII) đã nghe báo cáo thảo luận về quyết định thông qua 2 chương trình thực hiện các kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đến năm 2005 và 2010. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) về công tác tổ chức bán bộ. Đồng thời thông qua hai báo cáo kiểm tra và ra kết quả về hai cuộc kiểm tra trong chương trình kiểm tra năm 2002 của BCH Đảng bộ tỉnh. Ngày 9-1-2003 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 (khóa XIII) thông qua nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2003, kiện toàn tổ chức của ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, bầu bổ sung 6 đồng chí vào ủy viên ban Mặt trận Tổ quôc tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc và bằng khen cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác mặt trận năm 2002. Ngày 17-4-2003 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 (khóa XIII) đã thảo luận 2 chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (lần 2) khóa IX và đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy (khóa XII) về phát triển nông nghiệp nông thôn. Ngày 18 và 19-7-2003 Hội nghi (mở rộng) lần thứ 13 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII, họp tại Côn Sơn (Chí Linh) đã tập trung thảo luận 3 nội dung chủ yếu: Nghe báo cáo nhanh về Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng (IX); kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2003 và thảo luận, xác định các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm, nghe báo cáo kết quả cuộc kiểm tra thứ nhất trong chương tình kiểm tra cuối năm 2003 của BCH Đảng bộ tỉnh về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đề án hướng dẫn nông dân ""Chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn". Ngày 13 và 14 -11-2003 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XIII) nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2003 và dự kiến phát triển kinh tế xã hội năm 2004; thảo luận về kết quả thực hiện chương trình "Thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển" và chương trình "Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ CHN- HĐH giai đoạn 2001 - 2005"; Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra thứ 2 trong chương trình kiểm tra năm 2003 của BCH Đảng bộ tỉnh và công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc bổ sung ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh và ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngày 18-1-2004 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (khóa XIII) họp nhằm thông qua chương trình kiểm tra của BCH Đảng bộ tỉnh năm 2004 và chuẩn bị nhân sự để giới thiệu bầu vào chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009. Ngày 11-5-2004 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 (khóa XIII) đã họp nhằm tiến hành kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TƯ của Bộ chính trị (khóa VIII) về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, 3 năm thực hiện chương trình an ninh quốc phòng, nghe Hội đồng Bầu cử tỉnh báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009. Ngày 11-7-2004 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 (khóa XIII) thông báo nhanh về Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng khóa IX, thông qua các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công tác xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân 6 tháng đầu năm, những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2004; kết quả 3 năm thực hiện đề án "Tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội" giai đoạn 2001-2005; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQQ/TƯ của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII về xây dựng đội ngũ công nhân Hải Dương đáp ứng yêu cầu CHN, HĐH đất nước; kết quả kiểm tra thực hiện đề án "phát triển giao thông nông thôn", bầu bổ sung chức danh phó Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 9 và 10-11-2004 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 (khóa XIII) xem xét đánh giá các báo cáo, tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2005; kết quả 3 năm thực hiện đề án "phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2001 - 2005", kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ Tỉnh (khóa XIII) về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giai đoạn 2001 - 2005. Hội nghị bầu bổ sung một số đồng chí ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy và thảo luận một số vấn đề quan trọng khác. Ngày 14-1-2005 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 (khóa XIII) đã tổng kết cuộc kiểm tra thứ 3 trong chương trình kiểm tra năm 2004 của BCH Đảng bộ tỉnh về triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TQ ngày 25-4-2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) và đẩy mạnh thủ tục cải cách hành chính. Hội nghị đánh giá kết quả công tác kiểm tra năm 2004 của ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và thông qua chương trình kiểm tra của Tỉnh ủy năm 2004. Hội nghị bầu bổ sung ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Công bố quyết định của Ban bí thư Trung ương Đảng bổ sung thêm 3 đồng chí vào BCH Đảng bộ tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2001 - 2005). Ngày 28-1-2005 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 21 (khóa XIII) nghe thống báo nhanh nội dung Hội nghị 11 BCH Trung ương Đảng, quán triệt chỉ thị 46-CT/TƯ của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Hội nghị đã tiến hành bầu bổ sung ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngày 24-3-2005 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 22 (khóa XIII) đã nghe báo cáo kiểm điểm tự phê và phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2004, gắn với công tác kiểm điểm cuối nhiệm kỳ (2001-2005); kết quả việc thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhiệm kỳ; hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh; hoàn thành công trình tu bổ đê điều, công trình thủy lợi để phòng chống mưa bão và phòng chống dịch cúm gia cầm. Ngày 23-6-2005 nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 23 (khóa XIII) thảo luận, góp ý kiếm vào Dự thảo Báo cáo chính trị và Dự thảo Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2005. Ngày 26-9-2005 Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu nguồn nhân sự BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị, quán triệt về tiêu chuẩn, cơ cấu BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV theo quy định của Chỉ thị 46/CT-TƯ của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Ngày 14 và 15-11-2005 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 25 (khóa XIII) và Hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh để thảo luận, giới thiệu nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; giới thiệu nhân sự các chức danh Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2005-2010). Ngày 18-11-2005 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 26 (khóa XIII) góp ý kiến lần cuối vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm. Ngày 21-11-2005 Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 (khóa XIII) chuẩn bị nhân sự chủ chốt cho BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị trình bày công tác chuẩn bị nhân sự Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh ủy, báo cáo các văn bản của Trung ương chỉ đạo về công tác chuẩn bị nhân sự chủ chốt của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị đã biểu quyết bằng phiếu kín giới thiệu các đồng chí vào các vị trí Bí thư, Phó bí thư BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Ngày 30-11-2005 Hội nghị lần thứ 28 (mở rộng) BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII. Hội nghị đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Ngày 5-12-2005 Hội ngị lần thứ 29 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII. Hội nghị thảo luận lần cuối công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ XIV Ngày 16,17 và 18-12-2005 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV được khai mạc trọng thể tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh. Dự Đại hội có 299 đại biểu, tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh chính trị và sức mạnh đoàn kết của trên 83 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội tiếp tục đánh dấu thời kỳ phát triển mới của tỉnh nhà trên tất cả các lĩnh vực, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huy động mọi nguồn lực, để xây dựng tỉnh Hải Dương phát triển nhanh, bền vững. Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV gồm 49 đồng chí và bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng BCH Đảng bộ tỉnh tiến hành Hội nghị lần thứ nhất, bầu Ban thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí. Đồng chí Bùi Thanh Quyến, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 23-12-2005 Hội nghị lần thứ 2 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị giới thiệu nhân sự (vòng 2) BCH Trung ương Đảng khóa X. Hội nghị nêu rõ những quy định chung trong Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CHN, HĐH đất nước để hướng dẫn thảo luận, lấy ý kiến trong BCH Đảng bộ tỉnh giới thiệu lần 2 các đồng chí vào BCH Trung ương Đảng khóa X. Ngày 19 - 1 - 2006: Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV). Hội nghị thảo luận thông qua các Quy chế, Chương trình làm việc của Tỉnh ủy, Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Đồng chí Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ trì Hội nghị. Ngày 17 - 2 - 2006: Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị thông qua phương án sắp xếp cán bộ chủ chốt sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Ngày 30- 3 - 2006: Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Đồng chí Nguyễn Danh Trình được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 4 - 4 - 2006: Hội nghị cán bộ chủ chốt quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Xây dựng 7 chương trình phát triển kinh tế - xã hội gồm 23 đề án và 7 công trình trọng điểm trong giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 11 - 4 - 2006: Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị đánh giá công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I - 2006 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Ngày 6-7-2006 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị tập trung thảo luận và cho ý kiến thống nhất vào báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và quyết định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2006; Thảo luận và cho ý kiến về kết quả cuộc kiểm tra thứ nhất trong chương trình kiểm tra năm 2006 của BCH Đảng bộ về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương… Ngày 27-9-2006 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Tại hội nghị Tỉnh ủy tiếp tục thảo luận một số chương trình, đề án thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2006. Ngày 1-12-2006 Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị thảo luận, thông qua báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2007; Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra thứ 2 trong chương trình kiểm tra năm 2006 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh; Báo cáo kết quả công tác kiểm tra năm 2006 của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; Chương trình làm việc và chương trình kiểm tra năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Bầu bổ sung ủy viên Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy. Ngày 3-7-2007 Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2007. Nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác công an và công tác tư pháp. Ngày 10-10-2007 Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công tác tổ chức và cán bộ. Thông qua quy chế làm việc của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, Ban thường vụ tỉnh ủy, Thường trực tỉnh ủy và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIV. Ngày 29-11-2007 Hội nghị lần thứ 13 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị đã tập trung thảo luận, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008; kết quả cuộc kiểm tra thứ 2 trong năm 2007 của BCH Đảng bộ tỉnh về kiểm tra triển khai thực hiện chương trình " Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006-2010" và thảo luận dự thảo chương trình làm việc, chương trình giám sát, kiểm tra của BCH Đảng bộ tỉnh năm 2008. Ngày 14-4-2008 Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị đã thảo luận và cho ý kiến đánh giá kết quả 5 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Về công tác dân tộc; Về công tác tôn giáo. Ngày 2-12-2008 Hội nghị lần thứ 17 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng đảng năm 2008 và xác định mục tiêu, nhiệm vụ năm 2009; Thông qua kết quả cuộc kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện "Chương trình giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010". Ngày 29-4-2009 Hội nghị lần thứ 19 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh ta và một số biện pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Ngày 26-6-2009 Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị tập trung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2009. Ngày 2-10-2009 Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2009; Xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm và thảo luận một số nội dung quan trọng khác. Ngày 4-12-2009 Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 22, khóa XIV. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân năm 2009; xây dựng kế hoạch phát triển năm 2010… Ngày 28/4/2010 Hội nghị lần thứ 23 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận cho ý kiến và sự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội; phương hướng công tác nhân sự và phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quý I; triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II. Ngày 8/6/2010 Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện một số bước trong quy trình chuẩn bị nhân sự BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV. Ngày 28/6/2010 Hội nghị lần thứ 25 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận và cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo; tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010. Ngày 22/7/2010 Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt tiến hành giới thiệu nhân sự của tỉnh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Ngày 10/9/2010 Hội nghị lần thứ 27 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo: tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm; dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Trung ương và Đại hội cấp trên cơ sở vào dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ lần thứ XV và một số nội dung liên quan tới công tác tổ chức Đại hội. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ XV Ngày 26-28/9/2010 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh. 315 Đại biểu đại diện cho hơn 90 nghìn đảng viên của Đảng bộ tỉnh về dự Đại hội. Đại hội đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm tới, phấn đấu tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Đại hội đã bầu 55 đống chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí; Ủy ban Kiểm tra gồm 9 đồng chí. Đồng chí Bùi Thanh Quyến, Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ngày 29/11/2010 Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận và cho ý kiến vào báo cáo; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011. Ngày 7/3/2011 Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự chức danh Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Bùi Thanh Quyến, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 21/4/2011 Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng để nghe và cho ý kiến về nội dung: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm trong quý II; dự thảo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; kết quả hiệp thương và công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016… Ngày 15/6/2011 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011; đánh giá kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; thảo luận và cho ý kiến vào một số nội dung về công tác tổ chức cán bộ. Ngày 13/10/2011 Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 52011 và xác định một số nhiệm vụ, biện pháp để đẩy mạnh kinh tế - xã hội những tháng cuối năm, báo cáo kết quả kiểm tra việc triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Ngày 2/12/2011 Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện dự toán ngân sách năm 2011 và dự kiến kế hoạch năm 2012; công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, kết quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng năm 2011… Ngày 6/4/2012 Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kết quả phát triển kinh tế xã hội quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2012, thảo luận phân tích và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và công tác xây dựng Đảng. Ngày 28/6/2012 Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận cho ý kiến về các báo cáo: tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012; công tác xây dựng Đảng, MTTQ, các đoàn thể nhân dân 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Ngày 17/10/2012 Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm 2012; kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X; thông qua báo cáo kết quả cuộc kiểm tra thứ 2 trong chương trình kiểm tra, giám sát năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Ngày 3-5/12/2012 Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung thảo luận và quyết định một số nội dung: báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013; kết quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng năm 2012. Ngày 14/3/2013 Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giới thiệu nhân sự bổ sun quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015; giới thiệu nguồn nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020 và bầu bổ sung Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngày 2/4/2013 Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên cơ sở. Ngày 2/7/2013 Hội nghị lần thứ 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội, công tác xây dựng Đảng, hoạt động đoàn thể 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Ngày 16/10/2013 Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ, kết quả phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm. Ngày 5-6/12/2013 Hội nghị lần thứ 16 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội, công tác xây dựng Đảng… năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014. Ngày 27/2/2014 Hội nghị lần thứ 17 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu bổ sung 03 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, gồm các đồng chí: Nguyễn Thị Oanh, Chánh Thanh tra tỉnh: Nguyễn Đình Phương, Trưởng phòng Nghiệp vụ II, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Thế Tài, Chánh Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Tnh ủy. Đồng thời lấy phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh và ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 Ngày 7-8/4/2014 Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quý I năm 2014 và bàn nhiệm vụ trọng tâm quý II; nghe báo cáo quyết toán ngân sách Đảng năm 2013. Ngày 1-2/7/2014 Hội nghị lần thứ 19 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công tác xây dựng đảng, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội 6 tháng đầu năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Ngày 4/9/2014 Hội nghị lần thứ 20 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đẫ bầu bổ sung đồng chí Lê Văn Hiệu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nam Sách vào BTV Tỉnh ủy khóa XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ngày 29/9/2014 Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm 2014; kết quả kiểm tra việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI". Ngày 3/12/2014 Hội nghị lần thứ 22 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kết quả phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công tác xây dựng Đảng, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội năm 2014, nhiệm vụ trọng tâm 2015. Ngày 28/1/2015 Hội nghị lần thứ 23 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo đề cương Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ngày 3/4/2015 Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kết quả phát triển kinh tế xã hội quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II, thảo luận góp ý kiến vào dự thảo (lần 1); báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Ngày 27/5/2015 Hội nghị lần thứ 25 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận cho ý kiến về phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; phương án phân bổ Đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XV. Ngày 2/7/2015 Hội nghị lần thứ 26 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV tổ chức thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; lấy phiếu tín nhiệm bổ sung uỷ viên BCH, Uỷ viên Ban thường vụ tỉnh uỷ. Ngày 14/8/2015 Hội nghị lần thứ 27 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV thảo luận dự thảo Báo cáo kiểm điểm của BCH trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; báo cáo kết quả giám sát công tác chuẩn bị tổ chức ĐH Đảng bộ cấp huyện và chỉ đạo ĐH cấp cơ sở; Bầu bổ sung Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ; Lấy phiếu giới thiệu Uỷ viên BCH TW Đảng khoá XII (vòng 2) Ngày 10/9/2015 Hội nghị lần thứ 28 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự tham gia BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2010 Ngày 25/9/2015 Hội nghị lần thứ 29 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV đã thống nhất tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI từ ngày 26 - 29/10 và giao Ban Thường vụ Tỉnh uỷ báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ngày 20/10/2015 Hội nghị lần thứ 30 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV nghe báo cáo công tác chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nghe giải trình ý kiến phát biểu tại Hội nghị lần thứ 29 về công tác cán bộ, nghe báo cáo về kết quả thực hiện Kết luận số 174/KL-TTCP ngày 25/1/2014 về công tác quản lý đầu tư xây dựng của UBND tỉnh thời kỳ 2002 - 2012. ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ XVI Ngày 27, 28/10/2015 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI được khai mạc trọng thể tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh. Dự Đại hội có 349 đại biểu, tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh chính trị và sức mạnh đoàn kết của trên 99 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội tiếp tục đánh dấu thời kỳ phát triển mới của tỉnh nhà trên tất cả các lĩnh vực, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huy động mọi nguồn lực, để xây dựng tỉnh Hải Dương phát triển nhanh, bền vững. Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI gồm 55 đồng chí và bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng BCH Đảng bộ tỉnh tiến hành Hội nghị lần thứ nhất, bầu Ban thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 2-3/12/2015 Hội nghị lần thứ 2 BCH Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVI diễn ra vào ngày 2 và 3/12/2015. Tại Hội nghị BCH Đảng bộ nghe và cho ý kiến vào các Tờ trình của BTV Tỉnh ủy về: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016; Về kết quả công tác xây dựng Đảng, hoạt động MTTQ và các đoàn thể nhân dân năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 và việc xây dựng Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy khóa XVI; Về kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016; Về việc xây dựng Quy chế làm việc của UB Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVI. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 7/4/2016 Hội nghị lần thứ 3 BCH Đảng bộ tỉnh Hải Dương khoá XVI diễn ra ngày 7/4/2016, thảo luận, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2016, thảo luận, thông qua Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Chương trình làm việc toàn khoá; Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI; Báo cáo quyết toán ngân sách Đảng năm 2015; Hội nghị cũng nghe báo cáo những công việc quan trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thực hiệng giữa 2 kỳ Hội nghị BCH. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 23-24/6/2016 Hội nghị lần thứ 4 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI diễn ra vào ngày 23-24/6/2016. Hội nghị tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; Xem xét kết quả cuộc điều tra việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa của cấp ủy, UBKT các cấp việc phân công nhiệm vụ cho cấp ủy viên; Cho ý kiến về phương án nhân sự lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và chất vấn, trả lời chất vấn. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 27-28/9/2016 Hội nghị lần thứ 5 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI diễn ra vào ngày 27 và 28/9/2016. Hội nghị tập trung nghe và cho ý kiến vào các Tờ trình: Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020); Về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng và một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV năm 2016; Về kết quả giám sát việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020 ở 8 Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Về kết quả kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ… Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 29/11/2016 Hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 29/11. Tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh nghe và cho ý kiến vào các nội dung: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Phương hướng và biện pháp cân đối ngân sách năm 2017; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2017 - 2020; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, hoạt động MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2016, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017; Báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng năm 2016; Nghe và cho ý kiến vào dự thảo chương trình làm việc năm 2017 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI; Dự thảo Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2017 của BCH Đảng bộ tỉnh và một số nội dung quan trọng khác. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 30/3/2017 Hội nghị lần thứ 7 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 30/3, nghe và thảo luận những nội dung quan trọng: Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý 1/2017 và một số nhiệm vụ trọng tâm quý 2/2017; Tổng kết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tờ trình về sửa đổi, bổ dung quy chế làm việc của BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Thường trực Tỉnh uỷ khoá XVI; Kết quả cuộc kiểm tra việc quản lý thu các loại thuế và tình hình nợ đọng thuế, nguyên nhân nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 5/7/2017 Hội nghị lần thứ 8 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI diễn ra vào ngày 5/7/2017. Hội nghị lần thứ 8 giới thiệu quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 6/7/2017 Hội nghị lần thứ 9 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 6/7/2017. Tại Hội nghị Các đại biểu nghe báo cáo nội dung một số Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; Phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; Báo cáo kết quả cuộc giám sát chuyên đề "việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các Đề án, Kế hoạch trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020"; Quán triệt Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 3 khoá X về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí"; Thông qua Kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết lần thứ 5, BCH TW Đảng, khoá XII… Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 19 - 20/10/2017 Hội nghị lần thứ 10 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 19 - 20/10/2017. Hội nghị lần này thảo luận, cho ý kiến về: Báo cáo kiểm điểm, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra về thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW của BCH TW (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"; Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết TW 3 khoá VIII về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"; Nghị quyết chuyên đề về nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp… Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 5/12/2017 Hội nghị lần thứ 11 (lần 1) BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI diễn ra vào ngày 5/12/2017. Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế chính trị - xã hội, công tác xây dựng Đảng, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2017, xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 4 - 5/01/2018 Hội nghị lần thứ 11 (lần 2) BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 4/01/2018. Hội nghị lần này tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Tờ trình của BTV Tỉnh uỷ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, BCH TW, khoá XII về "Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, BCH TW khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp"; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, BCH TW Đảng khoá XII về "Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới"; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, BCH TW Đảng khoá XII về "Công tác dân số trong tình hình mới"; Tờ trình về kết quả giám sát chuyên đề "việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết TW 4 (khoá XII) về "Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng"; Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 4-5/4/2018 Hội nghị lần thứ 12 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI diễn ra vào ngày 4 và 5/4/2018. Tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh thảo luận, đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28.1.2008 của BCH Trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Xem xét báo cáo kết quả cuộc giám sát việc lãnh đạo, thực hiện công tác bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2017 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và một số vấn đề quan trọng khác. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 3/7/2018 Hội nghị lần thứ 13 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 3/7/2018. Tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; Xem xét báo cáo kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát của Tỉnh uỷ; Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 22 của BCH TW khoá X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nghị quyết số 25 của BCH TW khoá X về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá"; Báo cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị khoá XI về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết Hội nghị TW 7 (khoá XII) và một số nội dung quan trọng khác. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 9/10/2018 Hội nghị lần thứ 14 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 9/10/2018 tại Hội trường Tỉnh uỷ. Hội nghị xem xét, cho ý kiến đối với 05 tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm: Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH, Ban Thường vụ tỉnh khoá XVI giữa nhiệm kỳ; Sơ kết giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Nghị quyết TW 4 khoá XI, XII về tăng cường xây dựng Đảng; Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 BCH TW khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; Kết quả cuộc kiểm tra (thứ ba) đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH TW Đảng khoá XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; Kết quả cuộc giám sát (thứ ba) việc chấp hành Quy chết làm việc, thực hiện nhiệm vụ được phân công của các đồng chí uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ các đồng chí cán bộ diện Tỉnh uỷ quản lý. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 04/12/2018 Hội nghị lần thứ 15 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 04/12/2018. Hội nghị tập trung thảo luận, cho ý kiến về: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019; Công tác xây dựng Đảng, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2019; Thảo luận xem xét kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 và một số nội dung quan trọng khác. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 1-2/4/2019 Hội nghị lần thứ 16 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra từ 1-2/4/2019. Hội nghị xem xét, thảo luận và cho ý kiến vào báo cáo, tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về: Kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ; Kết quả cuộc giám sát thứ nhất việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập, chia tách các thôn, khu dân cư trên địa bàn tỉnh; Báo cáo những công việc quan trọng đã chỉ đạo thực hiện của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giữa hai kỳ Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 1-2/7/2019 Hội nghị lần thứ 17 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra từ ngày 1-2/7/2019. Hội nghị tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với các báo cáo, tờ trình về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Kết quả công tác xây dựng Đảng, Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019; Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra (thứ hai) về thực hiện Nghị quyết TW 4 khoá XII, về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc triển khai, tổ chức thực hiện các quy định về nêu gương; Kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về "Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" và xem xét một số vấn đề quan trọng khác. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 15/7/2019 Hội nghị lần thứ 18 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào ngày 15/7/2019, thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thống nhất và thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 27-28/9/2019 Hội nghị lần thứ 19 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra từ ngày 27-28/9/2019. Hội nghị lần này tập trung thảo luận, thông qua Đề cương Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025; Xem xét, cho ý kiến vào báo cáo kết quả cuộc kiểm tra thứ nhất và cuộc kiểm tra thứ ba về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nội dung của Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Trung ương về hội nhập quốc tế; Thực hiện quy trình kiện toàn công tác cán bộ và xem xét một số vấn đề quan trọng khác. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 12/11/2019 Hội nghị lần thứ 20 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào chiều ngày 12/11/2019. Tại Hội nghị, BCH Đảng bộ tỉnh đã bầu đồng chí Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ; bầu các đồng chí Tỉnh uỷ viên: Nguyễn Văn Phú, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Đại tá Nguyễn Huy Thăng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Lê Đình Long, Bí thư Thành uỷ Hải Dương giữ chức Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015-2020, đều với số phiểu tuyệt đối. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị. Ngày 21/11/2019 Hội nghị lần thứ 21 BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào chiều ngày 21/11/2019. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương tới dự. Hội nghị tập trung xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020; Tình hình dự toán ngân sách năm 2019, dự kiến phương án phân bổ ngân sách năm 2020; Kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2020-2022 và một số nội dung quan trọng khác. Ngày 6/12/2019 Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI diễn ra vào sáng ngày 6/12/2019. Hội nghị tập trung xem xét, đánh giá kết quả công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020; Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng năm 2019, nhiệm vụ năm 2020; Thực hiện quy trình kiện toàn công tác cán bộ và một số nội dung quan trọng khác. Tại Hội nghị, BCH Đảng bộ tỉnh đã thực hiện các bước trong quy trình nhân sự để kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. Ngày 26/12/2019 Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI diễn ra vào chiều ngày 26/12/2019. Hội nghị tập trung xem xét, thảo luận, góp ý dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025; Đề cương Báo cáo kiểm điểm BCH Đảng bộ tỉnh khoá nhiệm kỳ 2015-2020; Chương trình làm việc năm 2020 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI và thực hiện các bước trong quy trình nhân sự để kiện toàn BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.
|