LỜI GIỚI THIỆU Hướng tới ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thư viện tỉnh Hải Dương biên soạn Thư mục chuyên đề "Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương" nhằm góp phần tuyên truyền, giới thiệu cho bạn đọc những hiểu biết về các kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nội dung Thư mục gồm 4 phần chính: Phần I. Quốc hội Việt Nam qua những chặng đường lịch sử (1946 - 2021). Phần II. Các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ năm 1946 đến 2021. Phần III: Tài liệu về Quốc hội và Hội đồng nhân dân Phần IV. Sách tham khảo phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình sưu tầm, biên soạn, song không tránh khỏi những thiếu sót, Thư viện tỉnh rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc để việc biên soạn thư mục ngày càng hoàn thiện hơn. THƯ VIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG PHẦN I QUỐC HỘI VIỆT NAM QUA CÁC CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ (1946 - 2021) 1. QUỐC HỘI KHÓA I (Nhiệm kỳ 1946 - 1960) Quốc hội Việt Nam khóa I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam của Nhà nước Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I được bầu ngày 6 tháng 1 năm 1946, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 89%. Nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội khoá I kéo dài 16 năm, từ tháng 1/1946 đến tháng 5/1960, do trong điều kiện chiến tranh và đất nước bị chia cắt, nên không thể tổ chức được một cuộc bầu cử trên cả nước để bầu Quốc hội khoá mới. - Ông Nguyễn Văn Tố được bầu là Trưởng ban Thường trực Quốc hội. - Ông Bùi Bằng Đoàn và cụ Tôn Đức Thắng là hai Uỷ viên thường trực. - Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước, kiêm Thủ tướng Chính phủ. * Ngày 28/10 đến 9/11/1946: Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Quốc hội khoá I đã đánh dấu mốc trong lịch sử nước ta bằng việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước Việt Nam độc lập, đồng thời cũng là “một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông”. * Ngày 31/12/1959: tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp sửa đổi. Hiến pháp năm 1959 khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Quốc hội đã tiến hành 12 kỳ họp qua các năm từ 1946 đến năm 1960. 2. QUỐC HỘI KHÓA II (Nhiệm kỳ 1960 - 1964) Ngày bầu cử 8/5/1960. Có 97,52% cử tri đi bầu; có 362 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: đồng chí Trường Chinh. - Chủ tịch nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Phạm Văn Đồng. Quốc hội đã tiến hành 7 kỳ họp qua các năm từ 1960 đến 1963. 3. QUỐC HỘI KHÓA III (nhiệm kỳ 1964 - 1971) Ngày bầu cử 26/4/1964. 366 đại biểu trúng cử và thêm 89 đại biểu miền Nam được kéo dài nhiệm kỳ, tổng số đại biểu là 455. - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: đồng chí Trường Chinh. - Chủ tịch nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh (Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 23/9/1969 tại kỳ họp thứ 5, QH khóa III đã bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước). - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Phạm Văn Đồng. Quốc hội đã tiến hành 7 kỳ họp qua các năm từ 1964 đến 1971. 4. QUỐC HỘI KHÓA IV (nhiệm kỳ 1971 - 1975) Ngày bầu cử 11/4/1971. - Có 98,88% số cử tri đi bầu; có 420 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: đồng chí Trường Chinh. - Chủ tịch nước: đồng chí Tôn Đức Thắng. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Phạm Văn Đồng. Quốc hội đã tiến hành 5 kỳ họp qua các năm từ 1971 đến 1974. 5. QUỐC HỘI KHÓA V (Nhiệm kỳ 1975 - 1976) Ngày bầu cử 6/4/1975 - Có 98,26% cử tri đi bầu, 424 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: đồng chí Trường Chinh. - Chủ tịch nước: Ông Tôn Đức Thắng. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Phạm Văn Đồng. Quốc hội họp 2 kỳ. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 25-4-1976, tổ chức tổng tuyển cử cả nước. 6. QUỐC HỘI KHÓA VI (QH chung cả nước nhiệm kỳ 1976 - 1981) Ngày bầu cử 25/4/1976 tổng tuyển cử cả nước. - Có 98,77% số cử tri đi bầu, 429 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: đồng chí Trường Chinh. - Chủ tịch nước: đồng chí Tôn Đức Thắng. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Phạm Văn Đồng. Quốc hội đã tiến hành 7 kỳ họp qua các năm từ 1976 đến năm 1981 7. QUỐC HỘI KHÓA VII (nhiệm kỳ 1981 - 1987) Ngày bầu cử 26/4/1981 - Có gần 100% số cử tri đi bầu, có 496 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Nguyễn Hữu Thọ. - Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: đồng chí Trường Chinh. - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: đồng chí Phạm Văn Đồng. Quốc hội đã tiến hành 12 kỳ họp qua các năm 1981 - 1986. 8. QUỐC HỘI KHÓA VIII (nhiệm kỳ 1987 - 1992) Ngày bầu cử 19/4/1987 - Hơn 29 triệu cử tri cả nước đi bầu. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Lê Quang Đạo. - Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: đồng chí Võ Chí Công. - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: đồng chí Phạm Hùng. Sau khi đồng chí Phạm Hùng qua đời, Quốc hội bầu đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 8/1991 đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Quốc hội đã tiến hành 11 kỳ họp qua các năm từ 1987 đến năm 1992. 9. QUỐC HỘI KHÓA IX (nhiệm kỳ 1992 - 1997) Ngày bầu cử 19/7/1992 - Hơn 37 triệu cử tri cả nước đi bầu, có 395 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Nông Đức Mạnh. - Chủ tịch nước: đồng chí Lê Đức Anh. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Võ Văn Kiệt. Quốc hội đã tiến hành 11 kỳ họp qua các năm từ 1992 đến năm 1997. 10. QUỐC HỘI KHÓA X (nhiệm kỳ 1997 - 2002) Ngày bầu cử 20/7/1997 - Có 99,59% số cử tri đi bỏ phiếu, có 450 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Nông Đức Mạnh (từ 20/9/1997 đến 27/6/2001), đồng chí Nguyễn Văn An (từ 27/6/2001). - Chủ tịch nước: đồng chí Trần Đức Lương. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Phan Văn Khải. Quốc hội đã tiến hành 11 kỳ họp qua các năm từ 1997 đến năm 2002. 11. QUỐC HỘI KHÓA XI (nhiệm kỳ 2002 - 2007) Ngày bầu cử 19/5/2002 - Có 99,73% số cử tri cả nước đi bỏ phiếu, có 498 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Nguyễn Văn An (từ 27/6/2001 đến 27/6/2006), đồng chí Nguyễn Phú Trọng (từ 27/6/2006). - Chủ tịch nước: đồng chí Trần Đức Lương (từ 1997 đến 6/2006), đồng chí Nguyễn Minh Triết (từ 6/2006). - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Phan Văn Khải (từ 2002 đến 6/2006), đồng chí Nguyễn Tấn Dũng (từ 6/2006). Quốc hội đã tiến hành 11 kỳ họp qua các năm từ 2002 đến năm 2007. 12. QUỐC HỘI KHÓA XII (nhiệm kỳ 2007 - 2011) Ngày bầu cử 20/5/2007 - Có 99,64% số cử tri đi bỏ phiếu, 493 đại biểu trúng cử, 138 đại biểu tái cử. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Nguyễn Phú Trọng. - Chủ tịch nước: đồng chí Nguyễn Minh Triết. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Nguyễn Tấn Dũng Quốc hội đã tiến hành 9 kỳ họp qua các năm từ 2007 đến năm 2011. 13. QUỐC HỘI KHÓA XIII (nhiệm kỳ 2011 - 2016) Ngày bầu cử 22/5/2011 - Có 99,52% số cử tri đi bỏ phiếu, 500 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Nguyễn Sinh Hùng. - Chủ tịch nước: đồng chí Trương Tấn Sang. - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Nguyễn Tấn Dũng. Quốc hội đã tiến hành 11 kỳ họp qua các năm từ 2011 đến năm 2016. 14. QUỐC HỘI KHÓA XIV (nhiệm kỳ 2016 - 2021) Ngày bầu cử 22/5/2016 - Có 99,35% số cử tri đi bỏ phiếu, 496 đại biểu trúng cử. - Chủ tịch Quốc hội: đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân (3/2016 – 4/2021), đồng chí Vương Đình Huệ (3/2021 - nay) - Chủ tịch nước: đồng chí Trần Đại Quang (4/2016 – 9/2018), đồng chí Nguyễn Phú Trọng (từ 10/2018- 3/2021) - Thủ tướng Chính phủ: đồng chí Nguyễn Xuân Phúc (4/2016 - 4/2021), đồng chí Phạm Minh Chính (4/2021 - nay) Quốc hội đã tiến hành 11 kỳ họp qua các năm từ 2016 đến năm 2021. PHẦN II CÁC KỲ BẦU CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG (1946 - 2021) 1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ I (Nhiệm kỳ 1946 - 1959) * Ngày 26/4/1946: Cử tri trong tỉnh đi bầu Hội đồng nhân dân cấp xã và Hội đồng nhân dân tỉnh khoá I. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm 30 đại biểu chính thức và 5 đại biểu dự khuyết. Hội đồng nhân dân cấp xã có 15 – 25 đại biểu. Toàn tỉnh bầu được 3.233 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. * Cuối tháng 7: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá I họp phiên đầu tiên. Kỳ họp đã bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh. - Chủ tịch UB hành chính tỉnh: đ/c Đặng Trần Mẫn - Phó Chủ tịch UB hành chính tỉnh: đ/c Nguyễn Năng Hách Cũng trong thời gian này, Đại biểu Hội đồng nhân dân các xã bầu Uỷ ban hành chính huyện, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thư ký Uỷ ban hành chính huyện. Uỷ ban hành chính các cấp thay thế Uỷ ban nhân dân cách mạng được cử ra sau khởi nghĩa giành chính quyền. 2. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ II (Nhiệm kỳ 1959 - 1962) * Tháng 4/1959: Cử tri toàn tỉnh đi bầu Hội đồng nhân dân khoá II và Hội đồng nhân dân cấp xã. * Ngày 10/6/1959: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá II tiến hành kỳ họp thứ nhất để bầu Uỷ ban hành chính tỉnh. - Chủ tịch UB Hành chính tỉnh: đ/c Trần Tạo - Phó Chủ tịch UB hành chính tỉnh, gồm các đ/c: Nguyễn Ngọc Sơn (Thạch), Nguyễn Hoài Bắc, Lê Thứ, Phạm Văn Quyện. 3. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ III (Nhiệm kỳ 1962 - 1964) * Ngày 25/3/1962: Toàn tỉnh tiến hành bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá III. * Ngày 12 đến 14/4/1962: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá III họp kỳ thứ nhất để bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh. - Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh: đ/c Phạm Văn Quyện - Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, gồm các đ/c: Nguyễn Hoài Bắc, Hoàng Sơn, Lê Thứ. * Ngày 24/8/1963: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III họp phiên bất thường bầu ông Nguyễn Hoài Bắc giữ chức Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh. * Ngày 15 đến 16/10/1964: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III họp phiên thường kỳ thứ 6 bầu thêm 3 Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh là các đồng chí: Phạm Viết Bính, Bùi Quang Thu, Nguyễn Văn Phục. HĐND tỉnh đã tiến hành 6 kỳ họp qua các năm từ 1962 đến 1964. 4. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ IV (Nhiệm kỳ 1964 - 1968) * Ngày 25/4/1964: Cử tri toàn tỉnh đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Tỉnh Hải Dương có 97,09% cử tri đi bỏ phiếu và bầu ra Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV gồm 85 đại biểu (có 3 đại biểu miền Nam tập kết). Trong số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có 34% là phụ nữ; 31,65% là đại biểu trẻ. * Ngày 7 đến 9/6/1965: Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IV. Kỳ họp này của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh gồm Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch, 1 Uỷ viên Thư ký và 5 Uỷ viên khác. - Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh: đ/c Nguyễn Hoài Bắc - Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, gồm các đ/c: Phạm Viết Bính, Hoàng Sơn, Bùi Quang Thu, Nguyễn Văn Phúc * Tháng 11/1967: HĐND tỉnh khóa IV họp bất thường để thảo luận việc hợp nhất 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. * Ngày 25 đến 26/2/1968: HĐND tỉnh Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên hợp nhất) đã họp kỳ họp thứ nhất, bàn phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1968. HĐND tỉnh đã bầu ra Ủy ban hành chính mới, bầu Chánh án và Ủy viên Thẩm phán của Tòa án nhân dân. - Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh: đ/c Nguyễn Hoài Bắc - Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính, gồm các đ/c: Mai Văn Hách, Nguyễn Văn Phúc, Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Vân. HĐND tỉnh đã tiến hành 5 kỳ họp qua các năm từ 1964 đến 1968 5. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ V (Nhiệm kỳ 1968 - 1971) * Ngày 28/4/1968: Bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V. Toàn tỉnh có 98,8% cử tri đi bỏ phiếu. 120 đại biểu trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V. * Ngày 11 đến 13/6/1968: Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V. Kỳ họp bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh bao gồm 15 đồng chí. - Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh: đ/c Nguyễn Hoài Bắc - 4 Phó Chủ tịch; 10 Ủy viên Ủy ban hành chính, 58 vị Hội thẩm nhân dân. HĐND tỉnh đã tiến hành 7 kỳ họp qua các năm từ 1968 đến 1971. 6. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ VI (Nhiệm kỳ 1971 - 1974) * Ngày 25/4/1971: Cử tri toàn tỉnh đi bầu Hội đồng nhân dân ba cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương. Có 98,69% số cử tri đi bầu cử. Kết quả có 120 đại biểu trúng cử hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI. * Ngày 27 đến 29/5/1971: Hội đồng nhân dân khoá VI họp kỳ họp thứ I. Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh gồm Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 10 Uỷ viên. - Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh: đ/c Nguyễn Hoài Bắc - Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, gồm các đ/c: Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Ngọc Ân, Nguyễn Ngọc Vân. *Ngày 20 đến 22/4/1972: HĐND tỉnh họp kỳ họp thứ 3. HĐND tỉnh phê chuẩn việc chỉ định các cán bộ giữ các chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Hải Hưng. + Chủ tịch UB hành chính tỉnh: đ/c Trần Tạo + Phó Chủ tịch UB hành chính tỉnh: đ/c Nguyễn Hoài Bắc HĐND tỉnh đã tiến hành 5 kỳ họp qua các năm từ 1971 đến 1974 7. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ VII (Nhiệm kỳ 1974 - 1977) * Ngày 5/5/1974: Bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII. Toàn tỉnh có 97,69% số cử tri đi bỏ phiếu. Trong số 173 đại biểu do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh giới thiệu ra ứng cử, các cử tri đã lựa chọn bầu được 120 đại biểu vào Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII trong đó có 14 người là công nhân, 30 người là nông dân tập thể, 41 phụ nữ, 36 người là thanh niên, 57 người trực tiếp sản xuất, 31 người thuộc lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, 29 người là cán bộ khoa học kỹ thuật. * Ngày 3 đến 5/6/1974: Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII. Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh 1974-1977 gồm Chủ tịch, 6 Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. - Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh: đ/c Trần Tạo - Phó Chủ tịch gồm các đ/c: Nguyễn Hoài Bắc; Đoàn Ngọc Ẩn; Nguyễn Văn Phúc; Nguyễn Văn Trang; Nguyễn Đức Phức; Quách Đại Rong. HĐND tỉnh đã tiến hành 6 kỳ họp qua các năm từ 1974 đến 1977 8. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ VIII (Nhiệm Kỳ 1977 - 1981) *Ngày 15/5/1977: Bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII. Toàn tỉnh có 2.838 khu vực bỏ phiếu ở 29 đơn vị bầu cử với 98,28% tổng số cử tri đã đi bầu cử. Kết quả: 120 người trong số 150 người ứng cử đã trúng cử, trong đó đại biểu là nữ chiếm 37,5%, đại biểu trẻ tuổi chiếm 24,1% và số đại biểu trực tiếp lao động sản xuất chiếm 6,6%. * Ngày 15 đến 17/6/1977: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII họp kỳ thứ nhất. Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu Uỷ ban nhân dân tỉnh khoá mới nhiệm kỳ 1977-1981 gồm 15 Uỷ viên - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: đ/c Trần Tạo - Phó Chủ tịch, gồm các đồng chí: Nguyễn Hoài Bắc; Nguyễn Văn Phúc; Nguyễn Văn Trang; Quách Đại Rong; Nguyễn Đức Phức. * Ngày 20/5/1979: Cử tri toàn tỉnh tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân huyện, xã và tương đương. Kết quả cuộc bầu cử có 98,56% số cử tri trong tỉnh đi bỏ phiếu, các cử tri đã lựa chọn bầu được 578 người vào Hội đồng nhân dân huyện, thị xã và 12.669 người vào Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. * Ngày 3 đến 5/12/1979: HĐND tỉnh khóa VIII họp kỳ họp thứ 6 bầu ra một Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh khoá mới: Đ/c Nguyễn Văn Phúc giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thay đ/c Trần Tạo nghỉ hưu trí; HĐND tỉnh đã tiến hành 7 kỳ họp qua các năm từ 1977 đến 1981 9. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ IX (Nhiệm kỳ 1981 - 1985) *Ngày 26/4/1981: Cùng cả nước, nhân dân Hải Hưng đã nô nức đi bỏ phiếu bầu 20 đại biểu Quốc hội khóa VII và 140 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX. Số cử tri đi bầu đạt 98,09%. * Ngày 1 đến 3/6/1981: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IX họp kỳ thứ nhất Kỳ họp bầu Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh khóa mới: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: đ/c Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ tịch, gồm các đ/c: Nguyễn Văn Trang; Nguyễn Văn Thanh; Nguyễn Trọng Hiển; Nguyễn Đức Phức; Phạm Văn Thụ. * Ngày 21 đến 23/6/1983: HĐND tỉnh khóa IX họp kỳ họp thứ 5 nhất trí đ/c Nguyễn Văn Thanh thôi giữ chức Phó Chủ tịch UBND sang làm công tác Đảng, bầu đ/c Đỗ Văn Thơm giữ chức Phó Chủ tịch UBDN tỉnh. HĐND tỉnh đã tiến hành 11 kỳ họp qua các năm từ 1981 đến 1985. 10. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ X (Nhiệm kỳ 1985 - 1989) * Ngày 21/4/1985: Toàn tỉnh có 1,2 triệu cử tri đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá X. Kết thúc bầu cử có 98,86% cử tri trong tỉnh đi bỏ phiếu. 120 đại biểu trúng cử vào HĐND tỉnh khóa X. * Ngày 14 đến 17/5/1985: HĐND tỉnh khóa X họp kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành bầu các thành viên của UBND tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án và Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân đã bầu Uỷ ban nhân dân tỉnh khoá mới gồm 17 đồng chí. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: đ/c Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm các đ/c: Phạm Văn Thụ, Đỗ Văn Thơm, Đỗ Minh Quý, Hà Văn Biên, Nguyễn Sỹ Thư, Nguyễn Thị Tuyết. * Ngày 12/11/1986: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá X họp phiên bất thường để bầu bổ sung chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: - Đồng chí Nguyễn Trọng Hiển, Phó Bí thư Tỉnh uỷ được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; - Các đồng chí: Đặng Văn Cảo, Nguyễn Đức Thiểu được bầu làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. HĐND tỉnh đã tiến hành 18 kỳ họp qua các năm từ 1985 đến 1989. 11. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ XI (Nhiệm kỳ 1989 - 1994) * Ngày 19/11/1989: Toàn tỉnh có 94% cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã và tương đương, có 100 xã và trên 1.000 khu vực bầu cử đạt trên 100% cử tri đi bầu. Kết quả đã bầu được 98 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; 577 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thị xã; 12.062 đại biểu Hội đồng nhân dân xã và tương đương. * Ngày 11 đến 13/12/1989: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI tiến hành kỳ họp thứ nhất để bầu thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên Toà án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. - Đồng chí Đặng Văn Cảo, Phó Bí thư tỉnh uỷ, được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; - Đồng chí Phạm Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. * Ngày 22 đến 24/8/1991: HĐND tỉnh khóa XI họp kỳ họp thứ 7, bầu thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: - Đ/c Nguyễn Du, Phó Bí thư tỉnh ủy được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh. - Đ/c Phạm Đình Phú, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh. HĐND tỉnh đã tiến hành 20 kỳ họp qua các năm từ 1989 đến 1994. 12. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ XII (Nhiệm kỳ 1994 - 1999) Ngày 20/11/1994: Cử tri toàn tỉnh đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp: tỉnh, huyện, xã và tương đương. Trong ngày bầu cử đã có 1.550.641 cử tri, đạt tỷ lệ 97,98% số cử tri đã đi bỏ phiếu, 67 xã, phường và nhiều đơn vị đạt tỷ lệ 100% số người đi bầu. Kết quả đã có 85 người trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân huyện, thị xã có 407 đại biểu trúng cử. Hội đồng nhân dân xã, phường và tương đương có 8.645 đại biểu trúng cử. * Ngày 19 đến 20/12/1994: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XII, nhiệm kỳ 1994-1999, tiến hành kỳ họp thứ nhất. Các đại biểu Hội đồng nhân dân khoá XII đã bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh: - Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Đặng Văn Cảo. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Phạm Văn Bảo - Chủ tịch UBND tỉnh: đ/c Nguyễn Du Phó Chủ tịch UBND tỉnh, gồm các đ/c: Nguyễn Đức Kiên, Phạm Đình Phú và Nguyễn Thước. - Hội đồng nhân dân tỉnh bầu Hội thẩm nhân dân và Toà án nhân dân gồm 23 người. * Ngày 31/12/1996: HĐND tỉnh Hải Dương khóa XII họp kỳ họp thứ nhất kiện toàn bộ máy cấp tỉnh: + Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Phạm Văn Bảo + Chủ tịch UBND tỉnh: đ/c Nguyễn Văn Kiên. - Từ ngày 1/1/1997 tỉnh ta làm việc theo địa giới hành chính mới (do tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, tỉnh lỵ Hải Dương là thị xã Hải Dương). HĐND tỉnh Hải Hưng đã tiến hành 3 kỳ họp và HĐND tỉnh Hải Dương đã tiến hành 9 kỳ họp qua các năm từ 1994 đến 1999. 13. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN KHOÁ XIII (Nhiệm kỳ 1999 - 2004) * Ngày 14/11/1999: Cùng với cả nước, 98,72% trong số hơn 1 triệu cử tri Hải Dương đã tham gia cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004 tại 2.299 tổ bầu cử. Cử tri toàn tỉnh đã bầu được 61 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh (đạt 100%), 385 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thành phố (thiếu 2 so với quy định), 5.486 đại biểu cấp xã, phường, thị trấn (thiếu 133 đại biểu so với quy định). Toàn tỉnh có 73 đơn vị xã, phường, thị trấn và 1.093 tổ bầu cử (47,54%) có 100% số cử tri đi bỏ phiếu. * Ngày 28/11/1999: Hội đồng bầu cử tỉnh đã tổ chức cho 60 tổ bầu cử thuộc 49 xã của 11 huyện trong tỉnh tiến hành bầu cử thêm, bầu chậm và bầu lại. Trong đó, tổ 3 thuộc xã Chi Lăng Bắc (huyện Thanh Miện) bầu lại, 2 tổ bầu chậm thuộc xã Cộng Hoà và thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh) và bầu thêm ở 57 tổ bầu cử do còn thiếu đại biểu cấp huyện và cấp xã. * Ngày 14/12/1999: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIII tiến hành kỳ họp thứ nhất. Kỳ họp đã tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh bằng hình thức bỏ phiếu kín. - Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Lê Văn Dưỡng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Bùi Thanh Phú - Chủ tịch UBND tỉnh: đ/c Nguyễn Trọng Nhưng Phó Chủ tịch UBND tỉnh, gồm các đ/c: Hoàng Bình, Nguyễn Hữu Oanh Ủy viên UBND tỉnh, gồm các đ/c: Nguyễn Hữu Chính, Trần Công Cửu, Bùi Văn Dương, Phạm Mạnh Hà, Nguyễn Văn Nam, Bùi Văn Xuyên. Kỳ họp cũng bầu 20 Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tỉnh do UBMTTQ tỉnh giới thiệu qua các bước hiệp thương. HĐND tỉnh đã tiến hành 10 kỳ họp qua các năm từ 1999 đến 2004. 14. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ XIV (Nhiệm kỳ 2004 - 2011) * Ngày 25/4/2004: Cử tri tỉnh Hải Dương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tại 2.015 khu vực bỏ phiếu. Đến 18 giờ cùng ngày đã có 1.080.240 cử tri đi bầu, đạt 96,22% tổng số cử tri trong danh sách. * Ngày 20/5/2004: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV tiến hành kỳ họp thứ nhất Qua báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV, nhiệm kỳ 2004-2009, đã xác nhận 64 đại biểu trúng cử được bầu ngày 25/4/2004 đủ tư cách là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh: đ/c Phan Nhật Bình - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: đ/c Bùi Thanh Quyến Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu các chức danh: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Uỷ viên Ủy ban nhân dân tỉnh. * Ngày 30/3/2006: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV đã tổ chức kỳ họp thứ 6 (kỳ họp bất thường) để kiện toàn một số chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. 61 trong tổng số 62 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV dự họp. Kỳ họp đã biểu quyết nhất trí đồng chí Phan Nhật Bình thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Bùi Thanh Quyến thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Kỳ họp biểu quyết nhất trí thông qua tờ trình về giới thiệu nhân sự để bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và tờ trình của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh về giới thiệu nhân sự để bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Kỳ họp đã tiến hành bỏ phiếu kín bầu: - Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009: đ/c Bùi Thanh Quyến. - Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009: đ/c Phan Nhật Bình. * Ngày 19 đến 21/7/2006: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV tiến hành kỳ họp thứ 7. Kỳ họp tiến hành về công tác nhân sự, đồng chí Đặng Thị Bích Liên, Uỷ viên Ban thường vụ tỉnh uỷ được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay đồng chí Nguyễn Hữu Oanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ. * Ngày 28/4/2009: Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV (kỳ họp bất thường) khai mạc tại Hội trường Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh để kiện toàn một số chức danh chủ chốt Uỷ ban nhân dân tỉnh. Các đồng chí Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã nhất trí miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với đồng chí Phan Nhật Bình và chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với đồng chí Hoàng Bình để hưởng chế độ hưu trí. Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu: - Đồng chí Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1960, tiến sĩ kinh tế, cử nhân chính trị), Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ thành phố Hải Dương làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2004 – 2011 - Đồng chí Nguyễn Trọng Thừa (sinh năm 1963, thạc sĩ kinh tế, cử nhân chính trị), Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2004 – 2011. * Ngày 19/4/2011: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV tiến hành kỳ họp thứ 19 Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã nhất trí miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với đồng chí Nguyễn Thị Minh, do được điều chuyển làm Thứ trưởng Bộ Tài chính và bầu đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Phó Bí thư tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2004 - 2011. HĐND tỉnh đã tiến hành 19 kỳ họp qua các năm từ 2004 đến 2011. 15. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ XV (Nhiệm kỳ 2011 - 2016) * Ngày 22/5/2011: Cử tri tỉnh Hải Dương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV. Kết thúc bầu cử có 97% cử tri trong tỉnh đi bỏ phiếu. 64 đại biểu trúng cử vào HĐND tỉnh khóa XV. * Ngày 20 đến 21/6/2011: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI tiến hành kỳ họp thứ nhất để kiện toàn một số chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh: - Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Bùi Thanh Quyến Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch UBND tỉnh: đ/c Nguyễn Mạnh Hiển Phó Chủ tịch UBND, gồm các đ/c: Đặng Thị Bích Liên, Nguyễn Dương Thái, Nguyễn Trọng Thừa. * Ngày 8 đến 10/12/2015: Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016 đã tổ chức kỳ họp thứ 10. Tại kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương cũng bầu bổ sung các chức danh chủ chốt của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016: - Đ/c Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016. - Đ/c Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khóa XVI, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Bầu bổ sung ông Vương Đức Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và ông Lương Văn Cầu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương. Các đại biểu bầu bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương và bà Nguyễn Thanh Mai, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng Nhân dân tỉnh giữ chức Ủy viên thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016 HĐND tỉnh đã tiến hành 10 kỳ họp qua các năm từ 2011 đến 2016. 15. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ XVI (Nhiệm kỳ 2016 - 2021) * Ngày 22/5/2016: Cử tri tỉnh Hải Dương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV. Kết thúc bầu cử có 98,46% cử tri trong tỉnh đi bỏ phiếu. 64 đại biểu trúng cử vào HĐND tỉnh khóa XVI. * Ngày 28 đến 29/6/2016: Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI tiến hành kỳ họp thứ nhất để kiện toàn một số chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh: - Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Nguyễn Mạnh Hiển - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: đ/c Nguyễn Thị Ngọc Bích - Chủ tịch UBND tỉnh: đ/c Nguyễn Dương Thái Phó Chủ tịch UBND, gồm các đ/c: Nguyễn Anh Cương, Vương Đức Sáng, Lương Văn Cầu. * Ngày 10/3/2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã tổ chức Kỳ họp thứ 16 để kiện toàn các chức danh Phó Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh, ủy viên UBND, trưởng các ban HĐND tỉnh. Kỳ họp miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVI đối với các đồng chí Vương Đức Sáng, Lương Văn Cầu. Các đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTT & DL; đồng chí Trần Văn Quân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN & PTNN được bầu bổ sung giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh. * Ngày 23/3/2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tổ chức kỳ họp thứ 17. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Hải Dương kiện toàn chức danh chủ chốt của Hội đồng Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; sáp nhập văn phòng HĐND và văn phòng UBND tỉnh. Kỳ họp đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch ĐNDtỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương để nghỉ công tác và nghỉ hưu theo quy định. Kỳ họp đã tiến hành quy trình bầu đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. HĐND tỉnh đã tiến hành 17 kỳ họp qua các năm từ 2016 đến 2021. PHẦN III TÀI LIỆU VỀ QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1. Đại biểu Quốc hội và bầu cử Đại biểu Quốc hội/ Phan Trung Lý chủ biên.- H.: Chính trị Quốc gia, 2011. - 382tr; 20cm Tóm tắt: Phân tích địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc hội, quá trình bầu cử các khóa Quốc hội, quy trình, kỹ năng cần thiết để Đại biểu Quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ. Cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động và phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Quốc hội Từ khóa: Khoa học chính trị; Quá trình lập pháp; Việt Nam; Quốc hội; Bầu cử; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.3 / Đ103B Kho Tra cứu: TC.003288 2. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: 1946 - 2011.- Hải Dương.: [Knxb], 2011. - 173tr: Ảnh minh họa; 21cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tóm tắt: Giới thiệu chân dung, lý lịch trích ngang và danh sách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương từ khóa I đến khóa XII Từ khóa: Quốc hội; Đại biểu Quốc hội; Hải Dương; Địa chí. Phân loại: 328.3 / Đ406Đ Kho Địa chí: DC.004916 3. Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát quyền lực Nhà nước: Sách chuyên khảo/ Trương Thị Hồng Hà chủ biên.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2015. - 470tr; 24cm Tóm tắt: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ chế giám sát quyền lực Nhà nước và hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam. Từ đó nêu ra những giải pháp để hoàn thiện cơ chế này Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Cơ quan lập pháp; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / H411Đ Kho Tra cứu: TC.004251 4. KHÚC HỒNG THIỆN. Lòng dân như sóng: Chính luận/ Khúc Hồng Thiện.- H.: Nxb.Thanh niên, 2020. - 228tr; 20cm Tóm tắt: Tập hợp những bài báo chính luận phân tích hoạt động nghị trường tại các kỳ Quốc hội Việt Nam (2015-2020) Từ khóa: Chính trị; Việt Nam; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / L431D Kho Đọc: DVN.050008 Kho Mượn: M.095331 - M.095333 5. Lịch sử Quốc hội Việt Nam.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn phòng Quốc hội T.1 : 1946 - 1960.- 2016.- 419tr Tóm tắt: Tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội Việt Nam giai đoạn 1946 - 1960 Từ khóa: Chính trị; Cơ quan lập pháp; Việt Nam; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / L302S Kho Tra cứu: TC.004594 6. Lịch sử Quốc hội Việt Nam.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn phòng Quốc hội T.2 : 1960 - 1976.- 2016.- 535tr Tóm tắt: Khái quát hoàn cảnh đất nước, quá trình thành lập và các hoạt động của Quốc hội Việt Nam từ khóa II đến khóa V giai đoạn 1960 - 1976 Từ khóa: Chính trị; Cơ quan lập pháp; Việt Nam; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / L302S Kho Tra cứu: TC.004595 7. Lịch sử Quốc hội Việt Nam.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn phòng Quốc hội T.3 : 1976 - 1992.- 2016.- 639tr Tóm tắt: Tìm hiểu các cuộc bầu cử Quốc hội và nhiệm vụ của Quốc hội Việt Nam từ khóa VI đến khóa VIII (1976 - 1992) trong công cuộc xây dựng đất nước Từ khóa: Chính trị; Cơ quan lập pháp; Việt Nam; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / L302S Kho Tra cứu: TC.004596 8. Lịch sử Quốc hội Việt Nam.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn phòng Quốc hội T.4 : 1992 - 2011.- 2016.- 895tr Tóm tắt: Tóm lược các kỳ họp Quốc hội từ năm 1992 đến năm 2011 và nhiệm vụ của Quốc hội Việt Nam trong công cuộc đổi mới, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Từ khóa: Chính trị; Cơ quan lập pháp; Việt Nam; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / L302S Kho Tra cứu: TC.004597 9. Lịch sử Quốc hội Việt Nam.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn phòng Quốc hội Từ khóa: Chính trị; Cơ quan lập pháp; Việt Nam; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / L302S 10. Quốc hội khóa I (1946): Kỷ niệm 70 năm Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm T.1 : Chuyện về ngày bầu cử.- 2016.- 164tr Tóm tắt: Tìm hiểu một số hoạt động tiêu biểu liên quan đến công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Từ khóa: Chính trị; Quốc hội; Bầu cử; Lập pháp. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Đọc: DVN.046973 Kho Mượn: M.082025 - M.082028 Kho Tra cứu: TC.004516 11. Quốc hội khóa I (1946): Kỷ niệm 70 năm Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm T.2 : Chuyện về Kỳ họp thứ nhất.- 2016.- 128tr Tóm tắt: Tìm hiểu công tác chuẩn bị và nội dung của Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I Từ khóa: Chính trị; Bầu cử; Quốc hội; Lập pháp. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Đọc: DVN.046974 Kho Mượn: M.082029 - M.082032 Kho Tra cứu: TC.004517 12. Quốc hội khóa I (1946): Kỷ niệm 70 năm Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm T.3 : Chuyện về các đại biểu nhân dân.- 2016.- 158tr Tóm tắt: Giới thiệu những câu chuyện cảm động về tinh thần vì nước, vì dân, vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc của một số đại biểu Quốc hội khóa I (1946): cụ Vũ Đình Hòe, bác sĩ Trần Duy Hưng, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà... Từ khóa: Chính trị; Đại biểu Quốc hội; Bầu cử; Lập pháp. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Đọc: DVN.046975 Kho Mượn: M.082033 - M.082036 Kho Tra cứu: TC.004518 13. Quốc hội khóa I (1946): Kỷ niệm 70 năm Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm Từ khóa: Chính trị; Quốc hội; Bầu cử; Lập pháp. Phân loại: 328.597 / QU514H 14. Quốc hội khóa VI (1976): Kỷ niệm 40 năm Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm T.4 : Chuyện về ngày bầu cử.- 2016.- 117tr Tóm tắt: Tổng hợp một số hoạt động tiêu biểu trong công tác chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội khóa VI (25/4/1976) Từ khóa: Lịch sử Việt Nam; Việt Nam; Bầu cử; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Đọc: DVN.046976 Kho Mượn: M.082037 - M.082040 Kho Tra cứu: TC.004519 15. Quốc hội khóa VI (1976): Kỷ niệm 40 năm Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm T.5 : Chuyện về Kỳ họp thứ nhất.- 2016.- 141tr Tóm tắt: Giới thiệu nội dung trọng tâm đã được thảo luận và thống nhất tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) Từ khóa: Lịch sử Việt Nam; Khóa VI; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Đọc: DVN.046977 Kho Mượn: M.082041 - M.082044 Kho Tra cứu: TC.004520 16. Quốc hội khóa VI (1976): Kỷ niệm 40 năm Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm T.6 : Chuyện về các đại biểu của dân.- 2016.- 112tr Tóm tắt: Tìm hiểu về các đại biểu Quốc hội khóa VI - những người vừa trải qua cuộc kháng chiến cứu nước, nay lại tiếp tục đồng hành với thế hệ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Từ khóa: Lịch sử Việt Nam; Khóa VI; Đại biểu Quốc hội; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Đọc: DVN.046978 Kho Mượn: M.082045 - M.082048 Kho Tra cứu: TC.004521 17. Quốc hội khóa VI (1976): Kỷ niệm 40 năm Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 19cm Từ khóa: Lịch sử Việt Nam; Bầu cử; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / QU514H 18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Kế thừa, đổi mới và phát triển.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2016. - 576tr: Ảnh màu minh họa; 27cm Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Viện Nghiên cứu lập pháp Tóm tắt: Tìm hiểu 70 năm hình thành, phát triển, đổi mới của Quốc hội Việt Nam; khẳng định vị trí, vai trò và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Từ khóa: Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Quá trình lập pháp. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Tra cứu: TC.004692 19. Quốc hội Việt Nam: Chuyện về chất vấn và phát ngôn trong Quốc hội/ Hà Minh Hồng chủ biên.- HCM.: Nxb.Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2016. - 125tr: Ảnh minh họa; 19cm Kỷ niệm 70 năm Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946 - 2016) - 40 năm Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (1976 - 2016) Tóm tắt: Tập hợp những câu chuyện về chất vấn, trả lời chất vấn, phát biểu, phát ngôn của các đại biểu trong các kỳ họp từ Quốc hội đầu tiên đến nay Từ khóa: Chính trị; Lập pháp; Việt Nam; Chất vấn; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Đọc: DVN.046979 Kho Mượn: M.082049 - M.082052 Kho Tra cứu: TC.004522 20. Quốc hội Việt Nam 70 năm hình thành và phát triển 1946 - 2016: Kỷ yếu hội thảo.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2015. - 326tr: Ảnh màu minh họa; 24cm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tóm tắt: Tập hợp những ý kiến phát biểu và thảo luận về thành tựu, chức năng lập pháp và giám sát của Quốc hội. Đồng thời giới thiệu các chuyên đề nhìn lại 70 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Cơ quan lập pháp; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / QU514H Kho Tra cứu: TC.004250 21. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.1 : 1945 - 1960.- 2006.- 1567tr Tóm tắt: Giới thiệu các văn kiện của Quốc hội, Ban Thường trực Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến 1960 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008924 Kho Mượn: M.070136 - M.070138 Kho Tra cứu: TC.003776 22. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.2 : 1960 - 1964.- 2007.- 1723tr Tóm tắt: Trình bày những văn kiện của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1960 đến 1964 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.003777 23. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.3 : 1964 - 1971.- 2007.- 1374tr Tóm tắt: Bao gồm các văn kiện do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành từ năm 1964 đến 1971 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.003778 24. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.4 : 1971 - 1976.- 2008.- 1382tr Tóm tắt: Giới thiệu những văn kiện của Nhà nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành từ năm 1971 đến 1976 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.003779 25. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.5 : 1976 - 1981.- 2009.- 1542tr Tóm tắt: Tập hợp những văn kiện của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ năm 1976 đến 1981 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.003780 26. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.6-Q.1 : 1981 - 1983.- 2010.- 1402tr Tóm tắt: Tổng hợp các văn kiện của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước từ năm 1981 đến 1983 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.003781 27. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.6-Q.2 : 1984 - 1987.- 2010.- 1551tr Tóm tắt: Trình bày các văn kiện do Quốc hội và Hội đồng nhà nước ban hành từ năm 1984 đến 1987 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.003782 28. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.7-Q.1 : 1987 - 1989.- 2010.- 1480tr Tóm tắt: Gồm những văn kiện của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và một số báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng trình tại các kỳ họp từ năm 1987 đến 1989 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008925 Kho Tra cứu: TC.003783 29. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.7-Q.2 : 1989 - 1990.- 2011.- 1772tr Tóm tắt: Giới thiệu các văn kiện của Quốc hội, Hội đồng nhà nước tại các kỳ họp diễn ra từ năm 1989 đến 1990 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008926 Kho Mượn: M.070134 Kho Tra cứu: TC.003784 30. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.7-Q.3 : 1991 - 1992.- 2011.- 1676tr Tóm tắt: Tìm hiểu các văn kiện của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước từ kỳ họp thứ 9 đến 11 của Quốc hội khóa VIII Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008927 Kho Mượn: M.070135 Kho Tra cứu: TC.003785 31. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.8-Q.1 : 1992 - 1993.- 2011.- 1699tr Tóm tắt: Giới thiệu các văn kiện của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX năm 1992 - 1993 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008931 Kho Tra cứu: TC.003786 32. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.8-Q.2 : 1994 - 1995.- 2011.- 1400tr Tóm tắt: Giới thiệu những văn kiện của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ năm 1994 đến 1995 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008928 Kho Tra cứu: TC.003787 33. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.8-Q.3 : 1995 - 1996.- 2011.- 1794tr Tóm tắt: Trích dẫn các văn kiện của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X các năm 1995, 1996 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008929 Kho Tra cứu: TC.003788 34. Văn kiện quốc hội: Toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia; 24cm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội T.8-Q.4 : 1996 - 1997.- 2012.- 1670tr Tóm tắt: Bao gồm các văn kiện của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 1996, 1997 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Quốc hội; Văn kiện; Cơ quan lập pháp. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.008930 Kho Tra cứu: TC.003789 35. Văn kiện Quốc hội toàn tập.- H.: Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam T.9 : 1997 - 2002 _Q.3: 2000 - 2001.- 2014.- 1710tr Tóm tắt: Tập hợp các bải diễn văn khai mạc, báo cáo, tờ trình, Nghị quyết...được trình bày trong các kỳ họp Quốc hội từ năm 2000 đến năm 2001 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Cơ quan lập pháp; Việt Nam; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.005324 36. Văn kiện quốc hội toàn tập: 1997 - 2002.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam T.9 - Q.2 : 1999 - 2000.- 2013.- 1648tr Tóm tắt: Hệ thống những bài diễn văn, báo cáo, nghị quyết tại các kỳ họp Quốc hội từ năm 1999 - 2000 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Văn kiện; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Tra cứu: TC.004152 37. Văn kiện quốc hội toàn tập: 1997 - 2002.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam T.9 - Q.3 : 2000 - 2001.- 2013.- 1710tr Tóm tắt: Tập hợp những bài diễn văn, thuyết trình, báo cáo, nghị quyết... tại các kỳ họp của Quốc hội năm 2000 - 2001 Từ khóa: Văn kiện; Việt Nam; Quốc hội; Chính trị; Khoa học xã hội. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.009432 Kho Mượn: M.074956 Kho Tra cứu: TC.004153 38. Văn kiện quốc hội toàn tập: 1997 - 2002.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật; 24cm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam T.9 - Q.4 : 2001 - 2002.- 2014.- 1416tr Tóm tắt: Trình bày các bản báo cáo, tờ trình, nghị quyết... tại các kỳ họp của Quốc hội giai đoạn 2001 - 2002 Từ khóa: Khoa học xã hội; Chính trị; Việt Nam; Văn kiện; Quốc hội. Phân loại: 328.597 / V115K Kho Đọc: DVV.009433 - DVV.009434 Kho Mượn: M.074957 - M.074958 Kho Tra cứu: TC.004154 39. VŨ THỊ MỸ HẰNG. Thực hiện chức năng giám sát quyền lợi nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay/ Vũ Thị Mỹ Hằng.- H.: Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020. - 288tr; 20cm Tóm tắt: Trình bày những vấn đề lý luận và pháp lý; thực trạng hoạt động, giải pháp nâng cao hiệu lực việc giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam Từ khóa: Khoa học xã hội; Việt Nam; Quốc hội; Quá trình lập pháp. Phân loại: 328.597 / TH552H Kho Đọc: DVN.049871 Kho Mượn: M.094648 40. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và thành tựu lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2016. - 575tr; 27cm Ủy Ban Thường vụ Quốc hội. Viện Nghiên cứu lập pháp Tóm tắt: Trình bày hoàn cảnh ra đới, quan điểm chỉ đạo và giá trị cốt lõi của Hiến pháp năm 2013 Từ khóa: Luật pháp; Pháp luật; Hiến pháp; Việt Nam; Quốc hội; Khóa XIII; Năm 2013. Phân loại: 342.59702 / H305P Kho Tra cứu: TC.004470 41. Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.- Hải Dương.: Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hải Dương xb., 2011. - 36tr; 20cm Tóm tắt: Tìm hiểu vị trí, tầm quan trọng và nội dung của bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 Từ khóa: Chính trị; Tổ chức chính trị; Bầu cử; Hội đồng nhân dân; Đại biểu; Quốc hội. Phân loại: 342.597 / H428Đ Kho Đọc: DVN.036997 - DVN.036998 Kho Mượn: M.057711 - M.057713 Kho Tra cứu: TC.003053 42. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Luật Tổ chức Chính phủ, luật Tổ chức chính quyền địa phương: Sửa đổi, bổ sung/ Hữu Đại hệ thống.- H.: Nxb.Lao động, 2020. - 400tr; 28cm Tóm tắt: Giới thiệu toàn văn luật Bầu cử, luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, luật Tổ chức chính quyền địa phương...và các quy định văn bản hướng dẫn Từ khóa: Luật pháp; Pháp luật; Việt Nam; Quốc hội; Luật Bầu cử. Phân loại: 342.597 / L504B Kho Mượn: M.095484 - M.095485 Kho Tra cứu: TC.005368 43. Luật Tổ chức Quốc hội.- H.: Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2014. - 88tr; 19cm Tóm tắt: Trình bày chi tiết 102 điều khoản, nội dung trong luật Tổ chức Quốc hội của Việt Nam Từ khóa: Khoa học xã hội; Luật pháp; Việt Nam; Luật Tổ chức Quốc hội; Pháp luật. Phân loại: 342.597 / L507T Kho Đọc: DVN.043712 - DVN.043713 Kho Mượn: M.073189 - M.073191 Kho Tra cứu: TC.003884 44. Tìm hiểu luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân/ Hà Phương tuyển chọn.- H.: Nxb.Dân trí, 2015. - 99tr; 19cm Tóm tắt: Giới thiệu 10 chương 98 điều của luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng các điều khoản thi hành Từ khóa: Khoa học xã hội; Luật pháp; Pháp luật; Việt Nam; Đại biểu quốc hội; Hội đồng nhân dân; Luật bầu cử. Phân loại: 342.597 / T310H Kho Đọc: DVN.045906 - DVN.045907 Kho Mượn: M.077434 - M.077436 Kho Tra cứu: TC.004367 PHẦN IV SÁCH THAM KHẢO PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP 1. Luật tổ chức Quốc hội.- H.: Chính trị Quốc gia, 2004.- 61tr; 19cm 2. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.- H.: Chính trị Quốc gia, 2006.- 439tr; 20cm 3. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960.- H.: Chính trị Quốc gia, 1994.- 378tr; 22cm 4. 60 năm Quốc hội Việt Nam: 1946 - 2006.- H.: Nxb.Thông tấn, 2005.- 345tr: ảnh minh họa; 29cm 5. Tìm hiểu về tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân/ Trọng Toàn biên soạn.- H.: Nxb.Tư pháp, 2006.- 395tr; 19cm 6. Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân.- H.: Chính trị Quốc gia, 2003.- 55tr; 19cm 7. Các Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XI.- H.: Chính trị Quốc gia, 2006.- 173tr; 19cm 8. Các Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI/Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội.- H.: Nxb.Chính trị quốc gia, 2004.- 183tr; 19cm 9. Trích báo cáo tình hình và kết quả cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 4.- Hải Hưng.: Ty Thông tin Hải Hưng ấn hành, 1971.- 32tr; 19cm 10. Kết quả hoạt động của Quốc hội khóa X (1997-2002)/ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.- H.: Nxb.Hà Nội, 2002.- 322tr; 27cm 11. Những điều cần biết, những việc cần làm của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân/ Nguyễn Văn Trưởng.- H.: Sự thật, 1987.- 92tr; 19cm 12. Những nội dung cơ bản của luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.- H.: Nxb.Tư pháp, 2003.- 191tr; 20cm 13. Cẩm nang pháp luật cần thiết dành cho lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp: Cập nhật mới nhất đến hết năm 2005.- H.: Lao động, 2006.- 586tr; 27cm 14. Văn bản pháp luật về cơ quan hành pháp.- H.: Chính trị Quốc gia, 2004.- 837tr; 20cm 15. Chính phủ Việt Nam từ 1945 đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007 - 2011): Tư liệu.- H. : Nxb.Thông tấn, 2008.- 657tr; 27cm 16. Chính phủ Việt Nam, chính quyền các cấp: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; chế độ làm việc, trách nhiệm, tiêu chuẩn của người đứng đầu.- Tp.Hồ Chí Minh.: Nxb.Hồng Đức, 2008.- 728tr; 27cm 17. Biên niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945 - 2000.- H. : Văn hóa Thông tin, 2006.- 5 tập; 24cm 18. Lịch sử Chính phủ Việt Nam- T.1- 1945 - 1955.- 454tr 19. Đổi mới quy trình, quy chế bầu cử, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức và Đảng viên.- H.: Nxb.Lao động xã hội, 2007.- 632tr; Phụ lục kèm theo; 27cm. 20. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/Pgs.pts. Trần Ngọc Đương chủ biên.- (In lần thứ hai có sửa chữa bổ sung).- H.: Nxb.Chính trị Quốc gia, 1999.- 188tr; 19cm 21. Những sửa đổi chủ yếu của luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003.- H.: Nxb.Tư pháp, 2003.- 127tr; 19cm 22. Một số nét về Quốc hội Việt Nam/ Vũ Như Giới.- H.: Phổ thông, 1976.- 46tr; 19cm 23. Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh biên soạn.- H.: Chính trị Quốc gia, 2008.- 515tr; 20cm 24. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.- H.: Chính trị Quốc gia, 2008.- 104tr; 19cm 25. Tìm hiểu bầu cử đại biểu Quốc hội/ Phùng Văn Tửu, Ngô Văn Thâu.- H.: Pháp lý, 1992.- 35tr; 19cm 26. Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân những điều cần biết/ Phạm Kim Dung biên soạn.- H.: Nxb.Tư pháp, 2004.- 123tr; 20cm 27. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.- H.: Chính trị Quốc gia, 2006.- 439tr; 20cm 28. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng/ CHXHCN Việt Nam.- H.: Pháp lý, 1983.- 134tr; 19cm 29. Tìm hiểu bộ máy nhà nước: Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng/ Nguyễn Văn Thảo.- H.: Pháp lý, 1982.- 81tr; 19cm 30. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân/ Văn phòng Quốc hội.- H.: Chính trị Quốc gia, 2002.- 521tr: ảnh; 22cm 31. Luật tổ chức nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam/ Trần Mộng Long sưu tầm giới thiệu.- Hồ Chí Minh.: Nxb.Tp. Hồ Chí Minh, 2002.- 454tr; 22cm 32. Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2001/ Luật gia Trần Mộng Long sưu tầm giới thiệu.- Tp.Hồ Chí Minh.: Nxb.Tp.Hồ Chí Minh, 2002.- 249tr;19cm 33. Tìm hiểu thẩm quyền ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân/Ngô Quỳnh Hoa biên soạn.-H.: Lao động, 2005.- 178tr; 20cm 34. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Niên giám 1998/Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ.- H.: Chính trị Quốc gia, 1999.- 1099tr: ảnh; 27 cm. 35. Văn kiện Quốc hội Việt Nam toàn tập.-H: Chính trị Quốc gia; 22cm. 36. Báo Hải Dương (từ năm 1960 đến 2021). 37. Báo nhân dân (từ năm 1956 đến 2021). MỤC LỤC Mục | Trang | Phần I: Quốc hội Việt Nam qua những chặng đường lịch sử (1946 - 2021) | 2 | Phần II: Các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ 1946 - 2021 | 6 | Phần III: Tài liệu về Quốc hội và Hội đồng nhân dân | 18 | Phần IV: Sách tham khảo phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026 | 29 |
|