
Ở thời xa xưa, văn hóa ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi trọng. Gia đình phải có gia giáo, gia lễ, gia pháp, gia phong và mỗi người trong gia đình đều phải tuân thủ theo. Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành Đạo làm cha mẹ, Đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà, tổ tiên, đạo thời cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng cho con người tình cảm uống nước nhớ nguồn. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hóa mang tính truyền thống của người Việt như sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ đối với cha mẹ, anh em. Nhiều gia đình Việt xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hóa đã tạo nên nề nếp kỷ cương để mọi người cùng noi theo. Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn. Thời nay, trong gia đình, dù văn hóa ứng xử có rất nhiều thay đổi so với ngày xưa, nhưng những khuôn phép của mỗi gia đình vẫn không thể thiếu được. Cuốn sách Đắc nhân tâm ứng xử trong gia đình sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng cơ bản về nghệ thuật ứng xử trong gia đình trên nguyên tắc: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, đoàn kết, giúp chúng ta biết cách ứng xử giữa con dâu với mẹ chồng, xây dựng mối quan hệ thân thiện với anh em nhà chồng, ứng xử giữa vợ chồng với nhau, đối xử giữa cha mẹ với con cái và ngược lại. Ngoài ra, cuốn sách còn chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những bất đồng và mâu thuẫn giữa những người thân trong gia đình đồng thời đưa ra phương hướng nhằm giải trừ cho những mâu thuẫn đang có hướng dẫn mục tiêu để kết nối tình cảm với các thành viên trong gia đình với nhau.
|